Một người Triều Tiên, được cho là binh sĩ, đã vượt qua biên giới quân sự phía đông bán đảo Triều Tiên và đào tẩu sang Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc ngày 20/8 cho biết đã bắt "một người Triều Tiên khả nghi ở giới tuyến phía đông và bàn giao cho cơ quan chức năng liên quan". Hãng thông tấn Yonhap cho biết người này là thượng sĩ.
"Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đang điều tra, do đó chưa thể xác nhận chi tiết quá trình đào tẩu cũng như động cơ, mục đích của người này", quân đội cho hay.
Theo truyền thông địa phương, người đào tẩu đã đi bộ dọc theo con đường ven biển ở tỉnh miền đông Gangwon và vẫn mặc quân phục Triều Tiên khi bị giới chức Hàn Quốc chặn lại. Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết giới chức đang thẩm tra người này, song từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) nói rằng họ không phát hiện động thái bất thường nào của quân đội Triều Tiên vào thời điểm xảy ra vụ đào tẩu.
Triều Tiên hiện chưa lên tiếng về thông tin từ phía Hàn Quốc.
Việc người Triều Tiên đào tẩu qua biên giới được coi là nguy hiểm và tương đối hiếm. Hầu hết người đào tẩu đều tìm đường đến Hàn Quốc thông qua Trung Quốc hoặc các nước thứ ba khác. Đây là vụ đào tẩu thứ hai qua biên giới hai nước trong vòng hai tuần, sau khi một người Triều Tiên vượt hải giới trên biển Hoàng Hải ngày 8/8.
Các vụ đào tẩu diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang ở mức thấp nhất nhiều năm qua. Kể từ tháng 5, Triều Tiên thả hàng nghìn quả bóng bay mang theo rác sang Hàn Quốc, gọi đây là động thái đáp trả việc Seoul để các nhà hoạt động thả truyền đơn qua biên giới. Đáp lại, Hàn Quốc dùng loa ở biên giới phát các chương trình phát thanh chống Triều Tiên.
Từ năm 1998 tới nay, Hàn Quốc ghi nhận khoảng 34.000 người Triều Tiên đào tẩu. Số lượng người mới đến giảm mạnh từ năm 2020 do chính quyền Triều Tiên và Trung Quốc kiểm soát biên giới ngăn Covid-19, với 67 người đào tẩu vào năm 2022.
Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên nới lỏng kiểm soát biên giới năm 2023, Hàn Quốc hồi tháng 1 cho biết số người đào tẩu tăng gần gấp ba lần vào năm ngoái, lên 196 người. Tuần trước, các công ty lữ hành Triều Tiên thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại đón du khách nước ngoài vào mùa đông năm nay.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
Bộ trưởng Benny Gantz tuyên bố quân đội Israel sẽ tiến vào thành phố Rafah nếu nhóm Hamas không trả tự do cho các con tin trước tháng lễ Ramadan vào tháng 3.
Trong 2 tuần qua, cảnh sát Serbia đã bắt giữ hàng nghìn người di cư tại khu vực phía Bắc và phía Đông nước này.
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Từ ngày 30/6-1/7, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, cùng lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ thăm tỉnh Bình Phước, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác kiều bào và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia.
Ngày 5/9, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn đề cử ông Andriy Sybiga làm Ngoại trưởng thay thế ông Dmytro Kuleba, một phần trong cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất quốc gia Đông Âu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự hồi năm 2022.
Ngày 13/6, các cuộc tấn công diễn ra khắp các 'điểm nóng' ở Trung Đông liên quan xung đột ở Gaza, như Biển Đỏ, Bờ Tây và biên giới Israel-Lebanon.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/6.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với một loại siro ho có chất độc hại do Ấn Độ sản xuất được bán ở Quần đảo Marshall và Micronesia.
Belarus tuyên bố tăng cường biện pháp bảo vệ biên giới, trong đó có triển khai đơn vị pháo phản lực, sau 'sự cố an ninh' tại vùng giáp Ukraine.