Ukraine đang thiếu trầm trọng cả nhân lực và đạn dược, khiến tuyên bố của nước này về ý định phản công Nga trong năm nay gây nhiều hoài nghi.
Tư lệnh lục quân Ukraine Oleksandr Pavliuk tuần trước tuyên bố sẽ sớm lấy lại thế cân bằng trước đà tiến công của Nga, hướng tới tổ chức phản công trong năm 2024.
"Chúng tôi sẽ sớm ổn định tình hình", ông nói hôm 6/3. "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để giúp binh sĩ sẵn sàng tác chiến tích cực hơn và nắm thế chủ động".
Theo tư lệnh Ukraine, mục tiêu trước mắt của quân đội là rút một số đơn vị đã mất năng lực chiến đấu khỏi tiền tuyến, tái trang bị và bổ sung nhân lực để chuẩn bị cho kế hoạch phản công vào năm nay.
Trả lời phỏng vấn hồi cuối tháng hai, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đề cập đến kế hoạch tiến hành cuộc phản công lớn trong năm 2024. "Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho chiến dịch mới", ông nói.
Nhưng giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi trước tuyên bố từ giới lãnh đạo chính trị, quân sự Ukraine, lưu ý việc lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện một chiến dịch phản công quy mô lớn ở thời điểm hiện tại sẽ đặt ra thách thức khổng lồ với Kiev, khi họ đang đối mặt vô số khó khăn.
Đầu tiên, quân đội Ukraine đang thiếu nhân lực nghiêm trọng. Tình trạng thiếu hụt binh sĩ ở tiền tuyến được cho là một trong những yếu tố quan trọng khiến Ukraine thất thủ tại thành trì Avdeevka, góp phần giúp quân Nga đạt được một số bước tiến ở miền đông và miền nam trong vài tháng qua.
Để bù đắp nhân lực, Ukraine sẽ phải phát lệnh động viên huy động lượng lớn đàn ông nhập ngũ, điều đang vấp phải sự phản đối từ quốc hội và nhiều thành phần xã hội. Nếu chính phủ của ông Zelensky không tìm ra giải pháp cho vấn đề này, chiến dịch phản công sẽ "chết yểu" ngay từ khâu xây dựng lực lượng dự bị.
Thiếu hụt hỏa lực là thách thức thứ hai mà Ukraine phải đối mặt. Họ đang thiếu cả đạn pháo lẫn đạn phòng không, khiến binh sĩ thất thế trước hỏa lực pháo binh, không quân áp đảo của Nga.
Hỏa lực phòng không ít khỏi đã buộc quân đội Ukraine phải nhường lại thế trận trên không cho chiến đấu cơ Nga. Tiêm kích bom Su-34 Nga gần như được tự do hoạt động, ném bom lượn có tầm bay 50 km xuống phòng tuyến Ukraine ở miền đông, phá hủy công sự chiến đấu lẫn ý chí của binh sĩ ở tiền tuyến.
Nếu không nhận được những gói viện trợ mới từ Mỹ và các đồng minh khác, Ukraine sẽ khó lòng giải quyết những thiếu hụt hiện tại, thậm chí không thể tích lũy kho dự trữ vũ khí cần thiết cho bất kỳ cuộc phản công quy mô lớn nào.
Thách thức thứ ba là ưu thế hiện tại của lực lượng bộ binh Nga. Bộ An ninh Nhà nước Litva gần đây đánh giá "Nga có các nguồn lực tài chính, nhân lực, vật chất và kỹ thuật để tiếp tục chiến dịch quân sự với cường độ không đổi trong tương lai gần... Ngành công nghiệp quân sự đang trở thành động lực của nền kinh tế Nga".
Moskva có nhân lực và đạn dược đủ để duy trì đà tấn công hiện tại và có khả năng mở chiến dịch phản kích quy mô lớn khi mùa xuân đến. Họ cũng có thể bù đắp tổn thất về nhân lực, vật lực trong ngắn hạn và trung hạn. Điều này chắc chắn sẽ gây áp lực không nhỏ lên lực lượng Ukraine vốn đang thiếu thốn về mọi mặt.
Giới phân tích nhận định với những trở ngại trên, xây dựng chiến lược phòng thủ dường như là lựa chọn thực tế duy nhất để Ukraine bào mòn lợi thế của Nga. Trong thời gian này, Kiev có thể tiến hành các cuộc tấn công kiểu du kích và tập trung xây dựng lại quân đội, thay vì gom quân để phản công.
Việc các lãnh đạo chính trị và quân sự Ukraine công khai tuyên bố về khả năng phản công trong năm nay có thể gây khó hiểu, song cũng ẩn chứa những tính toán riêng.
Theo bình luận viên quân sự kỳ cựu từ ABC News Mick Ryan, một trong những bài học quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Ukraine nhận ra sau hai năm chiến sự là để nhận được giúp đỡ, trước tiên họ phải tự giúp mình.
Vì vậy, khi đề cập đến khả năng tiến hành một cuộc phản công vào năm 2024, Tổng thống Zelensky có thể gửi thông điệp tới những nước ủng hộ Ukraine, khẳng định Kiev không bao giờ từ bỏ và sẽ tiếp tục lên kế hoạch giành lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
"Nó cũng nhắc nhở cả bạn bè và đối thủ của Ukraine rằng họ đã làm được điều phi thường trước đây và sẽ lặp lại điều đó trong tương lai", Ryan nhấn mạnh.
Tổng thống Zelensky cũng có thể muốn gieo hy vọng cho những người ở khu vực Nga kiểm soát rằng tình thế hiện nay của họ không phải là lâu dài. Khi đề cập tới kịch bản phản công, ông có lẽ cũng muốn nhắc nhở thế giới rằng các vùng Nga vừa sáp nhập "không phải là một phần không thể tách rời" của Nga.
Nhưng việc truyền tải thông điệp này tới các đồng minh phương Tây cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Việc Ukraine đặt ra kỳ vọng quá lớn cho chiến dịch phản công thất bại năm 2023 là một bài học đắt giá. Quản lý kỳ vọng về bất kỳ chiến dịch phản công nào mà họ dự định tiến hành là điều cần thiết", Ryan lưu ý.
Song mặt khác, việc thông báo về khả năng phản công cũng có thể là cách để Ukraine gieo hoang mang với giới lãnh đạo quân sự Nga, những người sẽ phải đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ hành động nào của Kiev, dù khó xảy ra đến đâu.
Các chỉ huy Nga hiểu rõ hơn ai hết lực lượng Ukraine đã khiến họ bất ngờ như thế nào suốt cuộc xung đột. Vì thế, họ sẽ phải cân nhắc giữ lại quân dự bị đề phòng trường hợp Ukraine tiến hành chiến dịch phản công thực sự như họ tuyên bố, Ryan giải thích.
Tuyên bố cũng mang đến cái nhìn sâu hơn về cách Ukraine sẽ thực hiện chiến lược phòng thủ trong năm nay. Dù vấn đề thiếu hụt nhân lực và hỏa lực đẩy họ vào thế phải gồng mình chống đỡ, không có chiến lược phòng thủ nào dựa trên sự thụ động.
Bình luận của Tổng thống Zelensky và tư lệnh Pavliuk có thể gợi ý về việc Ukraine sẽ xây dựng một thế trận phòng thủ tích cực, trong đó các cuộc phản công cục bộ được thực hiện để thăm dò và khoét sâu điểm yếu của lực lượng Nga, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công.
"Chiến lược này hoàn toàn phù hợp với những gì Ukraine đã thực hiện để làm suy yếu khả năng quân sự của Nga trong hơn hai năm xung đột", Ryan cho hay.
Vũ Hoàng (Theo ABC News, Reuters, AFP)
Văn phòng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết nhà lãnh đạo này định đề cử ông Seah Kian Peng làm Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp đầu tháng Tám tới.
Quan hệ ngày càng thân thiết với Nga giúp Iran sở hữu nhiều vũ khí đủ sức đối phó nếu Israel tung đòn không kích đáp trả, theo giới chức Mỹ.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng, việc Ukraine tiếp tục chiến đấu trên mặt trận là 'cách duy nhất để đạt được hòa bình' trong cuộc xung đột của quốc gia Đông Âu này với Nga hiện nay.
Nghị quyết về lệnh cấm vũ khí trong không gian tại HĐBA LHQ đã không được thông qua. Ngoại trưởng Italy không ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khi phương Tây tấn công các mục tiêu ở Nga. Nhiều kỹ thuật viên Nga đã đến Triều Tiên đểhoox trợ phóng vệ tinh do thám.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Moscow đã chỉ trích việc giới chức Nga đối xử ‘thái quá’ khi từ chối nhập cảnh và hủy thị thực 5 công dân của nước này.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/9.
Một số căn cứ Mỹ tại Đức và Italy được cho là đã nâng cảnh báo an ninh lên mức cao thứ hai, thường được áp dụng khi có 'nguy cơ tấn công khủng bố'.
Quá trình đăng ký tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 14 tại Iran kết thúc ngày 3/6, với 80 ứng cử viên nộp hồ sơ tranh cử.
Loại mìn chống bộ binh này sẽ giúp củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine trước đà tiến quân của Nga, nhưng vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm kiểm soát vũ khí.