Theo bạn đọc Quốc Bảo, có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường như hiện nay. Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu ý kiến này.
1. Do bệnh thành tích ngành giáo dục quá nặng, chính vì vậy mà giáo viên giấu sợ mất thi đua, trường giấu sợ mất thi đua, học sinh bây giờ chúng quá hiểu là chúng mà bị kỷ luật, bị xử lý thì trường sẽ ảnh hưởng nên chúng sẵn sàng thách thức. Cho nên có những nơi mặc học sinh cá biệt làm gì thì làm, miễn trường vẫn được khen thưởng.
2. Việc xử lý luôn theo kiểu giảm nhẹ nên học sinh không sợ, qua mỗi lần va chạm không bị xử lý thì học sinh cá biệt càng có cơ hội trở thành anh / chị đại mà học sinh khác nhìn thấy phải né.
3. Việc cần bây giờ là phải xóa bỏ bệnh thành tích, phải khen thưởng trường nào, giáo viên nào mạnh tay xử lý học sinh đúng quy định, báo cáo các vụ việc vi phạm của học sinh trường mình thay vì chỉ khen thưởng các báo cáo đẹp tỉ lệ vi phạm luôn là 0,0%
4. Cần phải có những phiên tòa giả định đưa vào xét xử mà khán giả là học sinh, nhất là học sinh từ lớp 8 trở lên. Những phiên tòa giả định này xét xử các tình huống liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực đường phố của thanh thiếu niên. Để chúng hiểu pháp luật và điều chỉnh hành vi.
Hiện tại việc dạy kỹ năng sống chỉ qua loa, tháng nào cũng thông báo đóng tiền phần mềm kỹ năng sống trên 60.000 đồng. Nhưng học sinh học được gì, làm được gì thì chả có cơ quan nào đánh giá.
Học kỹ năng sống từ lớp 1 tới lớp 12 nhưng trẻ chưa biết phương hướng, chưa biết tìm cách thoát thân ở các tình huống nguy hiểm, chưa biết tự lập xử lý một số việc, vậy mục đích của kỹ năng sống ngành giáo dục bây giờ là gì?
Đôi khi lời nói vô tình làm con cháu chúng ta bị tổn thương
Đôi khi thầy cô là những người làm tổn thương học sinh. Bé gái nhà tôi có tạng người có da có thịt dù không ăn nhiều. Bé 3 tuổi đi học mẫu giáo, cô giáo nói về bé trước mặt mọi người "dễ thương nhưng mà mập". Nhận xét của cô khiến bé bị ám ảnh về cân nặng. Khi nói về ai bé luôn kèm theo nhận xét về ngoại hình "cô bảo mẫu thương con nhưng cô mập".
Tôi đã phải rất kiên trì để bé bỏ thói quen đó. Tuy nhiên đến giờ đang học tiểu học bé rất không thích các bài văn tả người, gặp những từ mập, mũm mĩm, béo phì là bé nhất định không viết vì cho là nói bé.
Bé kể tôi nghe về một bạn bị gọi là "não trái nho". Tôi hỏi bé tại sao lại nói bạn như vậy. Bé kể cô giáo hỏi cả lớp ai muốn làm lớp trưởng thì tự ứng cử. Một bạn giơ tay lên. Cô nhìn bạn đó cười nói "người thì to mà não như trái nho, học dốt mà cũng muốn làm lớp trưởng".
Tôi bần thần suốt mấy ngày không thể tin một người làm sư phạm có thể thốt ra câu nói đầy tổn thương đến thế.
Ý kiến bạn đọc T.H.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
Đồng Nai - LĐLĐ huyện Nhơn Trạch tổ chức các giải chạy việt dã và hội thi tiếng hát công nhân, viên chức, người lao động chào mừng kỷ niệm...
Tàu SE7 chở hàng trăm hành khách, khi đến xã Đức Liên, huyện Vũ Quang thì đâm vào xe tải chở đất đang vượt đường ngang, lúc 13h20 ngày 25/4.
Tỉnh ủy An Giang thống nhất không đặt tên xã, phường theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc..., lấy ý kiến dân đặt tên cho phù hợp với truyền thống.
Quảng Ninh - Từng là nỗi ám ảnh về môi trường, bị coi là phế thải, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện bỗng trở thành món hàng được...
Một người đàn ông ở Tiền Giang phát hiện trên sông Trà Lọt gần nhà mình có một xác chết trôi trong đám lục bình nên trình báo cơ quan công an.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ yêu cầu các thành viên ban chấp hành, ban thường vụ có trách nhiệm giải thích tại cơ quan, đơn vị; người dân có hỏi cũng phải giải thích để tạo sự đồng thuận cao.
Câu chuyện về Hà Quảng Vị bắt đầu lan truyền từ những năm 80, khởi đầu từ lời kể trong làng, sau đó được các báo địa phương, đài truyền hình đua nhau đưa tin. Thậm chí có người còn viết hẳn cuốn sách về Hà Quảng Vị là 'Võ Tòng đương đại: Câu chuyện anh hùng bắt báo Hà Quảng Vị'. Cơ duyên học võ công Hà Quảng Vị sinh năm 1905, tại một làng quê ở Túc Châu, tỉnh An Huy. Gia đình ông cực kỳ nghèo khó, đến mức được học hành và ăn no mặc ấm là một...
Một hệ thống quản lý toàn diện về dạy thêm học thêm tại TP.HCM vừa được ra mắt, chỉ vài tuần sau khi thông tư 29 có hiệu lực. Cổng thông tin này hứa hẹn mang đến sự minh bạch trong quản lý dạy thêm học thêm.