Một hệ thống quản lý toàn diện về dạy thêm học thêm tại TP.HCM vừa được ra mắt, chỉ vài tuần sau khi thông tư 29 có hiệu lực. Cổng thông tin này hứa hẹn mang đến sự minh bạch trong quản lý dạy thêm học thêm.
Ngày 11-4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ra mắt cổng thông tin quản lý dạy thêm học thêm. Đối tượng sử dụng của cổng thông tin này là trung tâm dạy thêm, trường học, phụ huynh, học sinh.
Trong đó trung tâm dạy thêm sẽ tổ chức đăng ký theo dõi và quản lý các hoạt động dạy thêm học thêm theo quy định. Trường học sẽ theo dõi quản lý thông tin giáo viên, học sinh đăng ký dạy thêm học thêm trong nhà trường.
Phụ huynh học sinh thông qua cổng này sẽ theo dõi thông tin và đăng ký học thêm trực tuyến. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài khoản quản trị của phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND phường, xã, thị trấn, trường phổ thông, cơ sở dạy thêm học thêm.
Đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phải cung cấp cái nhìn tổng thể về dữ liệu và hoạt động dạy thêm học thêm trên toàn thành phố bằng các số liệu thống kê và biểu đồ trực quan.
Với cổng thông tin này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM dự kiến sẽ thống kê được tình trạng vi phạm quy định dạy thêm học thêm đối với từng trường hợp giáo viên, trung tâm dạy thêm học thêm.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng nỗ lực để quản lý được số lượng các thông tin cơ bản của giáo viên, trung tâm dạy, hình thức dạy theo từng đơn vị.
Ngày 30-12-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 29 quy định về dạy thêm học thêm.
Thông tư này có hiệu lực vào ngày 14-2-2025, trong đó có 3 trường hợp không được tổ chức dạy thêm học thêm gồm: không dạy thêm đối với học sinh tiểu học; giáo viên trong các trường không được dạy thêm đối với học sinh đang dạy trên lớp có thu tiền; giáo viên công lập không được tham gia quản lý dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy chưa đầy hai tháng kể từ khi thông tư số 29 quy định về dạy thêm học thêm có hiệu lực từ ngày 14-2-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ra mắt cổng thông tin quản lý dạy thêm học thêm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Tổ Định danh điện tử giúp gỡ khó khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp Chỉ còn 3 ngày nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì phối hợp với Công an TP Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành lập 8 tổ công tác hỗ trợ, trong đó có Tổ Định danh điện tử. Theo đó,...