Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
Ngày 23/4, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc thành lập tổ chức đảng tương ứng tại các đơn vị hành chính địa phương sau sáp nhập. Theo đó, tỉnh, thành phố được xác định là trung tâm chính trị - hành chính mới sẽ chủ trì lập đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố mới.
Đề án phải tuân thủ Điều lệ Đảng, các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo của Trung ương, đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Các địa phương cần hoàn thành và gửi đề án về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định việc thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố; chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh, thành phố cho nhiệm kỳ 2020-2025; hoàn thành trước 15/9.
Trên cơ sở đề án đã được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền, trước 15/9, ban thường vụ cấp tỉnh sẽ bố trí lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp dựa trên biên chế hiện có.
Với tỉnh, thành phố không thực hiện sáp nhập, các địa phương sẽ tiếp tục triển khai công việc theo nhiệm vụ đã được Trung ương quy định.
Theo hướng dẫn, sau khi Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 2013 và sáp nhập các tỉnh, xã có hiệu lực, cấp ủy cấp tỉnh sẽ quyết định kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện và xã cũ, đồng thời thành lập đảng bộ cấp xã mới.
Ban thường vụ tỉnh, thành ủy hiện tại có thẩm quyền quyết định thành lập đảng bộ cấp xã, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã cho nhiệm kỳ 2025-2030.
Trên cơ sở đó, ban thường vụ cấp tỉnh và cấp xã sẽ thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấp xã. Đảng ủy xã, phường sẽ có 3 cơ quan chuyên trách là văn phòng, ban xây dựng đảng và cơ quan ủy ban kiểm tra. Đảng ủy xã phường nơi có trụ sở trung tâm chính trị cấp huyện hiện nay được lập thêm trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.
Đảng ủy đặc khu với vai trò là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ được thành lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc bao gồm văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo và Dân vận, cơ quan ủy ban kiểm tra, cùng với trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.
Tỉnh ủy, thành ủy bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo hướng đưa người từ cấp huyện, xã hiện nay và tăng cường một số lãnh đạo ban, sở, ngành cấp tỉnh về xã mới. Công việc này hoàn thành trước 1/7.
Biên chế lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã sau sáp nhập khoảng 15-17 người; những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế. Trước mắt, địa phương có thể bố trí nhiều biên chế hơn, nhưng trong 5 năm phải đưa về đúng quy định.
Đối với các xã, phường không thực hiện sáp nhập, việc bố trí biên chế cho cơ quan tham mưu giúp việc sẽ được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sự cân đối chung trong hệ thống chính trị cùng cấp. Các xã có điều chỉnh địa giới hành chính, Ban thường vụ cấp tỉnh sẽ chỉ đạo việc chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên giữa các đảng bộ cấp xã liên quan.
Công tác sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã cần được báo cáo về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/8.
Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, có 11 tỉnh, thành phố sẽ giữ nguyên trạng, bao gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng. 52 địa phương khác sẽ tiến hành sáp nhập để còn lại 23 tỉnh, thành phố. Như vậy, cả nước sẽ có tổng cộng 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến, số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước sẽ giảm khoảng 60-70% so với hiện nay.
Vũ Tuân
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Tổ Định danh điện tử giúp gỡ khó khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp Chỉ còn 3 ngày nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì phối hợp với Công an TP Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành lập 8 tổ công tác hỗ trợ, trong đó có Tổ Định danh điện tử. Theo đó,...