Đã có 13 bệnh nhân đăng ký chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện huyện Cần Giờ thay vì phải vượt đường trường vào trung tâm TP.HCM.
Ngày cuối tuần, bác sĩ Trần Văn Khanh - giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) - gửi cho Tuổi Trẻ Online hình ảnh và thông báo một tin vui: "Đơn vị chạy thận sắp xong rồi. Đã có 13 bệnh nhân đăng ký chạy thận nhân tạo tại Cần Giờ. Tất cả đều đã được lên lịch, bao nhiêu cực nhọc của bệnh viện cũng chỉ mong bệnh nhân bớt khổ".
Như vậy sau một tháng khảo sát, thiết kế phòng ốc và lắp ráp các hệ thống máy móc, đơn vị chạy thận nhân tạo đầu tiên tại Bệnh viện huyện Cần Giờ đã thành hình và sắp đi vào hoạt động. Đây cũng là mơ ước của những bệnh nhân suy thận tại Cần Giờ, vốn phải vượt đường sá xa xôi lên các bệnh viện trung tâm của TP.HCM chạy thận.
Bác sĩ Khanh chia sẻ đơn vị chạy thận sẽ bắt đầu vận hành từ ngày 11-10, chia làm ba ca. Mỗi ca có năm máy lọc thận hoạt động (dự tính cần thêm năm máy lọc thận).
Trong số các bệnh nhân suy thận đăng ký chạy thận ở Bệnh viện huyện Cần Giờ có Huỳnh Tấn Tài (34 tuổi, ngụ xã đảo Thạnh An) - nhân vật trong loạt bài: "Gian nan hành trình chữa bệnh" đăng trên Tuổi Trẻ ngày 6-8.
Hành trình lên TP.HCM chạy thận với Tài là một cực hình. Nếu tính giờ mất 25 tiếng, nếu tính ngày mất hai ngày; một tuần ba lần, Tài mất đến sáu ngày đi chạy thận.
Cũng chính từ loạt bài trên, ngành y tế TP.HCM quyết định thiết lập đơn vị chạy thận tại Bệnh viện huyện Cần Giờ, mà đơn vị xung phong là Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Để chuẩn bị cho đơn vị chạy thận này, từ cuối tháng 8, đoàn công tác của Sở Y tế TP.HCM cùng Bệnh viện Lê Văn Thịnh đến Bệnh viện huyện Cần Giờ khảo sát. Theo bác sĩ Đoàn Ngọc Huệ - giám đốc Trung tâm Y tế kiêm giám đốc Bệnh viện huyện Cần Giờ, số bệnh nhân có nhu cầu chạy thận nhân tạo tại huyện là 41 người.
Trong đó, đang chạy thận tại các bệnh viện tuyến trên có 38 người và đang suy thận giai đoạn 4 - 5 có ba người. Đó là chưa kể những người qua Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu chạy thận và đơn vị vẫn đang tiếp tục rà soát.
"Cần Giờ chưa có máy lọc thận. Hệ thống phòng ốc thiết kế cho lọc thận từng được triển khai hồi dịch COVID-19 nhưng đành gác lại vì không có nhân lực", bác sĩ Huệ nói và cho hay rất vui mừng khi được sự "chi viện" từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Còn với Huỳnh Tấn Tài, đây là tin vui nhất mà anh chờ đời suốt nhiều năm qua. "Em đang chờ đợi ngày được chạy thận tại Cần Giờ, đỡ tốn chi phí và thời gian đi lại" - Tài xúc động nói.
Và đây cũng sẽ là đơn vị chạy thận thứ 40 trên địa bàn TP.HCM. Sở Y tế cũng đã đề nghị Bảo hiểm xã hội TP.HCM xem xét chi trả chi phí chạy thận cho người dân Cần Giờ có thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định.
Bác sĩ Trần Văn Khanh cho biết việc chi viện cho Cần Giờ xuất phát từ trách nhiệm của một công dân thành phố và trong phạm vi nghề nghiệp có thể hỗ trợ. Khi biết câu chuyện bà con phải lặn lội chạy thận xa xôi, ông đã gọi điện cho bác sĩ Đoàn Văn Huệ và được trả lời: "Nếu làm được, hãy giúp Cần Giờ ngay".
Với kinh nghiệm chạy thận nhân tạo, đặc biệt đã từng thiết lập hệ thống chạy thận nhân tạo trong khu cách ly COVID-19, bác sĩ Khanh nhận lời ngay.
"Đây là việc người dân đang rất cần. Không riêng gì Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện khác nếu có thể chung tay làm được gì thì cứ tham gia. Sẽ quyết tâm làm vì 41 bệnh nhân chạy thận đang phải lặn lội khắp nơi, cố gắng làm xuyên lễ cũng được" - bác sĩ Khanh nói.
Và mục tiêu cũng như lời hứa đầu tháng 10-2023 sẽ có đơn vị chạy thận ở Cần Giờ đang dần trở thành sự thật.
TP - Tiếp xúc với Thượng úy Lê Hảo (Bộ Tư lệnh TPHCM, Quân khu 7), một điều dễ nhận thấy ở anh là người năng động, sáng tạo và luôn cháy lên một ngọn lửa nhiệt huyết. Anh đã sáng tạo ra nhiều mô hình mới thu hút giới trẻ trong quân ngũ, được các đơn vị đánh giá cao.
Tòa án tối cao Hà Lan ra lệnh gửi vàng, tác phẩm nghệ thuật và kho báu của Crimea về Ukraine chứ không phải bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập.
Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề “Ngày hạnh phúc”.
Phương án 'Tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An' vừa được UBND TP Hội An, Quảng Nam ban hành, áp...
Tại Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”, các em học sinh khó khăn của huyện Krông Năng và TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vui mừng khi được nhận xe đạp và học bổng.
Trung ương Đoàn vừa ra mắt bộ nhận diện kỷ niệm 25 năm chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè, với khung Avatar – Cover facebook, mẫu pano và phướn.
Bức tranh gương treo tại Khoa Lịch sử (Trường ĐH Khoa học Huế) bất ngờ được xác định là từng được treo trong điện Cần Chánh ở Đại nội Huế.
Diễn đàn “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên được bày tỏ suy nghĩ trong xây dựng hình mẫu thanh niên Đắk Lắk thời kỳ mới. Và tổ chức Đoàn là môi trường dẫn dắt người trẻ, trở thành ngọn lửa sáng tạo vì sự phát triển của đất nước.
Nhằm phòng chống bệnh lây nhiễm, tăng tuổi thọ, Bệnh viện Thống Nhất vừa ra mắt trung tâm tiêm chủng hỗ trợ người cao tuổi.