Tòa án tối cao Hà Lan ra lệnh gửi vàng, tác phẩm nghệ thuật và kho báu của Crimea về Ukraine chứ không phải bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập.
Theo báo Telegraph, kho báu có khoảng 300 đồ tạo tác, một số có niên đại hơn 2.000 năm, được 4 bảo tàng ở Crimea cho mượn để triển lãm khi Nga sáp nhập bán đảo này từ Ukraine vào năm 2014.
Bộ sưu tập có giá trị này hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Allard Pierson ở Amsterdam (Hà Lan). Chúng là một phần của di sản văn hóa Ukraine. Phán quyết mới ngày 9-6 giữ nguyên phán quyết của tòa phúc thẩm vào năm 2021.
Phán quyết đã gây ra một cuộc tranh cãi nhiều năm về kho báu: Liệu nó có nên được hồi hương về Ukraine hay về lãnh thổ do Nga nắm giữ hay không.
“Quyết định này chấm dứt tranh chấp. Bảo tàng Allard Pierson phải trả lại những báu vật nghệ thuật này cho nhà nước Ukraine chứ không phải cho các bảo tàng ở Crimea”, tòa tuyên bố.
Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine gọi quyết định này là một ví dụ về “sự lãnh đạo của Hà Lan trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan, về kế hoạch trả lại kho báu.
Bảo tàng Allard Pierson giờ đây có thể hành động theo phán quyết của Tòa án Tối cao vừa qua. Các chi phí pháp lý và lưu trữ đã tiêu tốn của bảo tàng hơn 500.000 euro (538.000 USD).
Các tài liệu quảng bá cho các cuộc triển lãm trước đây mang tên "Crimea: Vàng và bí mật từ Biển Đen" đã mô tả các đồ tạo tác này là "những phát hiện khảo cổ ngoạn mục".
Chúng bao gồm một bao kiếm bằng vàng, những viên đá quý và nhiều đồ tạo tác khác mà các viện bảo tàng ở Crimea đã yêu cầu trả lại.
Nga đe dọa sẽ cắt hợp đồng cho Hà Lan vay các vật trưng bày trong tương lai, nếu các vật phẩm này không được gửi trả lại cho Crimea.
Theo trang tin Fortune, vào năm 2016 Tòa án Amsterdam đã trích dẫn công ước của UNESCO năm 1970, kết luận rằng các đồ vật phải được trả lại cho quốc gia có chủ quyền đã cho mượn chúng và vấn đề quyền sở hữu phải do tòa án Ukraine quyết định.
Không rõ khi nào các đồ vật có thể được trả lại do cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra ở Ukraine.
TP - Trò chuyện đầu xuân 2024 với báo Tiền Phong, anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã có những chia sẻ đầy tin tưởng, kỳ vọng vào sự dấn thân, cống hiến cho đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong “Năm thanh niên tình nguyện”.
Người đàn ông Trung Quốc phát hiện đã sử dụng nước dội bồn cầu để tắm giặt, nấu nướng suốt 6 tháng sau khi có nhiều biểu hiện về sức khỏe.
TP - Chàng trai 18 tuổi Tạ Tiến Hưng (học sinh lớp 12A4, Trường THPT Tân Túc, quận Bình Chánh, TPHCM) được kết nạp Đảng ngay tại mặt trận Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”.
Bệnh nhân nam 20 tuổi, nhập viện khi hôn mê, co giật, kết quả xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử phát hiện cần sa.
Từ 6 - 7/7, sinh viên trực thuộc cụm Đoàn số 8 (Thành Đoàn Hà Nội) mở màn Chiến dịch Mùa hè xanh đã triển khai hoạt động, phần việc ý nghĩa tại tỉnh Tuyên Quang như tổ chức lớp học Hoa phượng đỏ dạy tiếng Anh và giáo dục tài chính cho thiếu nhi, hỗ trợ xây dựng nhà nghĩa tình, vẽ con đường bích hoạ.
Thành phố Rạch Giá là thủ phủ tỉnh Kiên Giang và là một trong những đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé thăm thành phố này, du khách phương xa không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm các địa điểm sau.
Nhiều giọt nước mắt đã rơi khi theo dõi chương trình cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng.
Hưởng ứng chương trình Chủ Nhật Đỏ, sáng 28/1, Đoàn TN Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức chương trình 'Chủ nhật Đỏ - Từ trái tim xanh, trao Tết an lành'.
36 tác phẩm đa chất liệu của bốn họa sĩ tại triển lãm 'Giao biên' vừa gợi mở nhiều tự vấn thú vị về hành trình khám phá những đường biên hữu hình lẫn vô hình trong nội tại mỗi người và đời sống đương đại.