Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, người dân rất sợ ra tòa làm chứng. Vì vậy thù lao 2 triệu có khi người làm chứng không muốn nhận, nói chi 200.000 đồng/ngày.
Chiều 13-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Thù lao người làm chứng nâng từ 50.000 đồng lên 200.000 đồng/ngày
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết dự thảo Pháp lệnh gồm 92 điều, 13 chương quy định về xác định chi phí tố tụng; nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng; phí trong thủ tục xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Dự thảo mở rộng, quy định 13 loại chi phí tố tụng. Danh mục chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo dự thảo pháp lệnh, quy định mức cụ thể với 7 loại thù lao/phụ cấp.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay cơ bản tán thành với chủ trương sửa đổi, nâng mức chi cao hơn quy định hiện hành.
Tuy nhiên, một số mức thù lao cao hơn khá nhiều như thù lao cho người làm chứng nâng từ 50.000 đồng/ngày lên thành 200.000 đồng/ngày; phụ cấp xét xử của Hội thẩm nâng từ 90.000 đồng/ngày lên thành 900.000 đồng/ngày....
"Đề nghị cơ quan soạn thảo lý giải căn cứ sửa đổi các mức chi và tiếp tục cân nhắc, đề xuất mức chi phù hợp", bà Nga nói.
Giải trình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói chúng ta cần công lý, động viên người ta ra làm chứng. Thực tế, người làm chứng không cần thù lao 200.000 đồng/ngày, họ rất sợ phải ra tòa làm chứng, nhất là trong vụ án hình sự.
"Thù lao 2 triệu, có khi người ta cũng không muốn nhận, nói chi 200.000 đồng/ngày. Người ta sợ làm chứng lắm, nguy hiểm kinh khủng. Mời người ra làm chứng trước tòa, chứng kiến cho tội nọ, tội kia, đưa 20 triệu có khi họ cũng từ chối nói chi 200.000 đồng", ông Bình nhấn mạnh.
Với mức phụ cấp xét xử của hội thẩm nâng lên 900.000 đồng/ngành, theo ông Bình, không phải là "bốc thuốc". Mức chi cho luật sư chỉ định 750.000 đồng/ngày. Hội thẩm bỏ phiếu phải chịu trách nhiệm sinh mạng chính trị, nên mức phụ cấp cao hơn luật sư chỉ định. Bộ Tài chính ủng hộ mức tăng này.
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, quá trình xây dựng dự thảo đa số ý kiến tán thành với nhiều nội dung. Song một số vấn đề lớn ý kiến còn khác nhau. Một trong đó là đối tượng được hưởng phụ cấp xét xử cho hội thẩm.
Ông Tiến cho hay loại ý kiến thứ nhất cho rằng quy định đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng phụ cấp xét xử cho hội thẩm khi tham gia xét xử là phù hợp với nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.
Hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia xét xử tại tòa án. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử, hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức không đại diện cho cơ quan, đơn vị mình, không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong vị trí việc làm mà họ được giao.
Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tương đồng với phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng cho đối tượng làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao đã được định hướng trong nghị quyết 27. Thêm nữa, khoản phụ cấp này không thuộc một trong các loại phụ cấp, khoản thu nhập ngoài lương mà nghị quyết 27 yêu cầu phải bãi bỏ.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng hội thẩm là người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì không được hưởng phụ cấp xét xử. Việc quy định phụ cấp xét xử cho đối tượng này chưa phù hợp với chủ trương của Đảng tại nghị quyết 27. Theo ông Tiến, dự thảo Pháp lệnh thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất.
Về chi phí thù lao cho người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia hoạt động tố tụng, ông Tiến cũng cho hay có 2 loại ý kiến.
Ý kiến thứ nhất cho rằng dự thảo pháp lệnh cần phân biệt về chi phí thù lao của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cụ thể, người có vị trí việc làm không xác định phải tham gia các hoạt động tố tụng có chi phí thù lao. Còn người có vị trí việc làm đã bao gồm nhiệm vụ tham gia hoạt động tố tụng khi tham gia các hoạt động này không được hưởng thù lao. Dự thảo Pháp lệnh thể hiện theo loại ý kiến này.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị lùi thời gian trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua pháp lệnh này cho đến khi có văn bản triển khai thi hành nghị quyết 27.
Ukraine và Nga phản ứng trái chiều trước lời kêu gọi Kiev giương cờ trắng để đàm phán của Giáo hoàng Francis
Đề thi môn Tiếng Anh thi vào lớp 10 Hà Nội được Lao Động cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất.
Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ 'làm đất nước tê liệt' để phản đối cải cách hưu trí.
Đoàn ghi nhận quán bị tố 'chặt chém' có niêm yết giá hải sản trên bảng và các bể chứa hải sản, các cân trọng lượng đều có tem kiểm định… Tổ công tác đã niêm phong máy tính tiền và máy in xuất hóa đơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo gồm nhiều chính sách, trong đó có điểm mới là tuyển dụng giáo viên sẽ do...
Đang ở giữa một cuộc đòi lương, Thương nhận được tin nhắn từ trường của con gái mời lên nhận tiền hỗ trợ học phí theo chính sách của thành phố.
Ngày 21.2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo thay đổi phân nhóm thí sinh trong phương thức xét tuyển kết hợp tuyển sinh đại học chính quy...
Hiện một số thành viên chủ chốt của đội tuyển điền kinh Việt Nam đã sang Trung Quốc tập huấn nhằm chuẩn bị cho đại hội ASIAD 19.
Trừ tiếng Anh, tất cả lớp 10 của trường THPT chuyên Ngoại ngữ (CNN) đều tăng chỉ tiêu năm nay, trong đó ba lớp tiếng Trung, Đức, Nhật tăng gần gấp đôi.