Ukraine và Nga phản ứng trái chiều trước lời kêu gọi Kiev giương cờ trắng để đàm phán của Giáo hoàng Francis
Dư luận đã dậy sóng sau khi Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên giương 'cờ trắng can đảm' khi đối mặt với thất bại trước Nga và đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn lên sóng mới đây, Giáo hoàng nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không nên xấu hổ khi ngồi cùng bàn với phía Nga để tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình.
Giám đốc Văn phòng Báo chí của Tòa thánh, ông Matteo Bruni, sau đó đã phát đi một tuyên bố nhằm làm rõ lời nói của Giáo hoàng.
Theo đó, Giáo hoàng Francis đã sử dụng thuật ngữ cờ trắng "để chỉ sự ngừng bắn đạt được bằng dũng khí đàm phán", Vatican News dẫn lời ông Bruni.
Ông lặp lại lời kêu gọi của Giáo hoàng về một "giải pháp ngoại giao tìm kiếm một nền hòa bình công bằng và lâu dài".
Tuy nhiên, lời giải thích này có vẻ chưa thể xoa dịu luồng dư luận trái chiều.
Theo tờ Evening Standard, Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine, tuyên bố những lời của Giáo hoàng không được hoan nghênh.
Theo ông Shevchuk, phía Ukraine "lo ngại rằng những lời này sẽ bị một số người hiểu là sự khuyến khích" đối với Nga.
Trong khi đó, Điện Kremlin lại hoan nghênh những suy nghĩ của Giáo hoàng hơn.
Người phát ngôn chính phủ Nga Dmitry Peskov nói: "Giáo hoàng biết lịch sử Nga và điều này rất tốt. Nó có nguồn gốc sâu xa và di sản của chúng tôi không chỉ giới hạn ở Peter (Đại đế) hay Nữ hoàng Catherine, nó còn cổ xưa hơn nhiều".
Trong suốt cuộc chiến, Giáo hoàng Francis đã cố gắng duy trì tính trung lập ngoại giao truyền thống của Vatican.
Ukraine vẫn kiên quyết không tham gia trực tiếp với Nga trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thống Zelensky đã nhiều lần nói rằng sáng kiến trong các cuộc đàm phán hòa bình phải thuộc về quốc gia của ông.
Nga đang lấy lại động lực trên chiến trường trong cuộc chiến hiện đã bước sang năm thứ ba và Ukraine đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt đạn dược. Sự hỗ trợ của phương Tây đã suy yếu dần trong những tháng gần đây.
Hiện nay, một số đồng minh của Ukraine ở phương Tây đã bắt đầu đề cập đến việc gửi quân đến nước này.
Nhóm người mua bán cô gái tiếp tục dụ đưa cô qua Campuchia bán cho một sòng bạc thì bị bắt.
Bước vào giai đoạn nước rút, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh đều mang trong mình những nỗi lo nhất định trước kỳ thi vào lớp 10. Với...
Học sinh lớp 12 được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24/4 đến hết 28/4.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ loại bỏ các câu hỏi hóc búa trong kỳ thi tuyển sinh đại học - những câu hỏi không thể trả lời chỉ bằng kiến thức trong trường học khiến các học sinh buộc phải đi học thêm.
Có quá nhiều cuộc thi trực tuyến được tổ chức, làm giáo viên, cán bộ nhà nước áp lực, mệt mỏi và lo lắng về khâu bảo mật thông tin...
Công tác ở Trường Tiểu học Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một mình cô giáo Trần Thị Hà My dạy môn Tiếng Anh ở 5 điểm trường. Điểm...
Theo dự thảo Thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học, vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến, một nội...
Các trường công lập đua nhau thoả thuận với các đơn vị tư nhân, triển khai dạy liên kết . Phụ huynh than phiền việc đăng kí học theo tinh...
Nước Mỹ chi một khoản tiền khổng lồ cho hệ thống nhà tù, với tổng chi phí của các bang lên tới 80 tỷ USD mỗi năm (đã điều chỉnh theo lạm phát). Con số này, sau khi điều chỉnh lạm phát, phản ánh các cách tiếp cận khác nhau mà các tiểu bang sử dụng trong việc tài trợ cho việc giam giữ. Massachusetts dẫn đầu, chi tới hơn 307.000 USD cho mỗi tù nhân, trong khi Arkansas chỉ chi dưới 23.000 USD cho mỗi người. Mặc dù chi phí rất cao, nhưng tỷ lệ giam giữ lại dao động đáng kể trên khắp đất nước. Các bang miền Nam như Mississippi và Louisiana có tỷ lệ giam giữ cao nhất, với hơn 700 người trên 100.000 người lớn bị giam giữ. Các bang như Massachusetts và Maine có tỷ lệ giam giữ thấp hơn đáng kể, cho thấy sự chênh lệch theo vùng trong hệ thống tư pháp hình sự. Bức tranh phức tạp này đặt ra những câu hỏi về tính hiệu quả và công bằng của việc chi tiêu cho các nhà tù. Trong khi một số bang ưu tiên cải tạo và hòa nhập lại cộng đồng, thì một số bang khác dường như vẫn đang sa lầy vào các biện pháp trừ