Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ "làm đất nước tê liệt" để phản đối cải cách hưu trí.
Các nghiệp đoàn của Pháp ngày 7/3 kêu gọi tiến hành các cuộc đình công và tuần hành mới phản đối kế hoạch của chính phủ về cải cách chế độ hưu trí, theo đó tăng độ tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 và tăng số năm làm việc để hưởng đủ lương hưu.
Các nghiệp đoàn tuyên bố sẽ "làm đất nước tê liệt." Phát biểu trên đài phát thành France Inter ngày 6/3, người đứng đầu nghiệp đoàn CFDT, Laurent Berger kêu gọi tất cả người làm công, công dân và người về hưu trên cả nước phản đối cải cách chế độ hưu trí cùng nhau xuống đường biểu tình.
Các nghiệp đoàn cảnh báo từ ngày 7/3 sẽ có các cuộc đình công luân phiên trong ngành giao thông công cộng có thể làm tê liệt nhiều khu vực của đất nước trong nhiều tuần liên tiếp. Dự kiến sẽ chỉ 1/5 số chuyến tàu cao tốc hoạt động.
Cảnh sát dự kiến từ sẽ có từ 1,1 triệu đến 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3 tại hơn 260 địa điểm trên toàn quốc. Con số này cao hơn so với các cuộc tuần hành trong 5 ngày hồi tháng Một vừa qua. Trong ngày biểu tình lớn nhất cho đến nay, có 1,27 triệu người tham gia ngày 31/1.
Một nghiệp đoàn hàng đầu đại diện cho các công nhân lọc dầu tuyên bố sẽ làm tê liệt nền kinh tế Pháp. Các giáo viên cũng dự kiến sẽ đình công.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tối 6/3 tuyên bố tôn trọng quyền biểu tình của người dân, tuy nhiên lãnh đạo các nghiệp đoàn kêu gọi mọi người làm tê liệt nền kinh tế là vô trách nhiệm vì điều đó trước tiên ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất.
Tổng thống Emmanuel Macron và nội các của ông cho rằng kế hoạch cải cách là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ hệ thống lương hưu của nước này rơi vào thâm hụt vào năm 2030.
Trong khi đó, các nghiệp đoàn cho rằng các biện pháp đề xuất không công bằng đối với người lao động trình độ thấp làm các công việc nặng nhọc và bắt đầu đi làm sớm.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do tổ chức thăm dò dư luận Elabe đăng tải ngày 6/3, gần 2/3 người dân trên cả nước ủng hộ các hoạt động phản đối cải cách trên.
Dự thảo luật hiện đang được tranh luận tại Thượng viện Pháp, sau hai tuần tranh luận tại Hạ viện kết thúc mà không đi đến một cuộc bỏ phiếu về điều khoản tăng độ tuổi về hưu./.
Ông Kadyrov cho phép cảnh sát bắn vào người bạo loạn nếu xảy ra tình trạng bất ổn, sau vụ đám đông tràn vào sân bay ở Dagestan để truy lùng người Israel.
Trước vấn nạn bạo lực học đường đang cấp bách, TP Cần Thơ tăng cường công tác đảm bảo văn hóa ứng xử và an toàn học đường.
Từ ngày 29.11 đến 2.12, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức đợt đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học lần thứ hai...
TPHCM - Nhiều thí sinh bày tỏ lo lắng, hồi hộp trước khi bước vào môn thi đầu tiên (Ngữ văn) trong sáng nay (6.6) trong kỳ tuyển sinh lớp...
Kết thúc môn Ngữ văn, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023, có 11 thí sinh vi phạm quy chế thi.
Tháng 3/2022, quân xâm lược Nga đã chiếm đóng thị trấn Bucha của Ukraina ở ngoại ô Kyiv, để lại dấu vết chết chóc và hủy diệt khiến cả thế giới chấn động. Hai năm sau khi Nga rút quân khỏi thị trấn này, những cư dân bị tổn thương đang cố gắng trở lại cuộc sống bình thường.
Ngoài một số khoản thu đầu năm, nhiều trường tư yêu cầu phụ huynh nộp phí ghi danh lớp 10, dao động 1-23 triệu đồng, có thể không hoàn lại nếu bỏ nhập học.
Nhiệt huyết trong công việc, anh Vương Dũng (29 tuổi, Đà Nẵng) là người 'truyền lửa' giúp các học viên có thêm động lực trong học tập suốt hai năm qua.
Ngày 29-4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM đã trục xuất 9 người Malaysia vì nhập cảnh vào Việt Nam rồi thuê biệt thự để gọi điện lừa đảo.