Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang sau khi kiểm tra, làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về khắc phục sạt lở đất tại khu vực đèo Bảo Lộc.
Thông báo nêu rõ, từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, khó đoán định, một số đợt mưa lớn đã gây sạt lở đất, lũ quét, ngập úng cục bộ, thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, đã xảy ra 3 vụ sạt lở đất gây thiệt hại lớn, làm chết 8 người, vụ sau có chiều hướng nghiêm trọng hơn vụ trước.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Lâm Đồng đề cao cảnh giác hơn nữa, không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai. Tỉnh Lâm Đồng cần chủ động kiểm tra, rà soát, đánh giá về mức độ an toàn, nguy cơ có thể xảy ra sạt lở do khu vực này được dự báo còn có mưa, để lên phương án huy động lực lượng, biện pháp khắc phục phù hợp.
Với các vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở đất đã phát hiện được, tỉnh phải chủ động có biện pháp cảnh báo, hạn chế người, phương tiện qua lại, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho người dân sống trong khu vực, đồng thời chủ động tổ chức di dời người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao tới nơi ở mới an toàn.
Về kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng liên quan đến đầu tư các tuyến cao tốc, kết luận cũng nêu rõ chỉ đạo của Phó thủ tướng, yêu cầu Văn phòng Chính phủ báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực, chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan tạo điều kiện ưu tiên triển khai sớm các tuyến cao tốc ở khu vực này nhằm phá thế độc đạo tuyến đường hiện hữu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên.
Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và triển khai các dự án, Phó Thủ tướng lưu ý phải đặc biệt lưu ý tính toán bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước, phòng chống sạt lở, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Trước đó, ngày 31/7, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã thị sát, kiểm tra khu vực sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc. Đồng thời thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ cảnh sát giao thông bị nạn.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên đèo Bảo Lộc.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh thực tế gần đây cho thấy mức độ thiệt hại của thiên tai ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo và khó đoán định. Đây là tín hiệu không bình thường, vì thế Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các địa phương tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác.
Ngay tại tỉnh Lâm Đồng cũng chưa từng ghi nhận đợt mưa lớn liên tục, kéo dài như lần này, cùng với nền đất yếu đã gây ra các vụ sạt lở đất, sạt trượt công trình xây dựng đặc biệt nghiêm trọng như ở thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong công tác khắc phục hậu quả, "phải tuyệt đối không để có bất cứ sự cố nào", "bảo đảm an toàn tuyệt đối" cho các lực lượng chức năng do đây là khu vực hẹp lại tập trung đông người và theo quan sát của Phó Thủ tướng, còn có thể tiếp tục xảy ra sạt lở vì mưa tại khu vực hiện trường.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu tỉnh Lâm Đồng phải tập trung rà soát tất cả những điểm có nguy cơ sạt lở khác để có ngay phương án xử lý, đặc biệt là di dời các hộ dân, tuyệt đối không để có bất cứ thiệt hại nào về người.
Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai) tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo chung về cảnh báo nguy cơ, ứng phó trong mùa mưa bão năm nay.
Về dài hạn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong tương lai sẽ phải sống chung với biến đổi khí hậu, vì vậy các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đều cần tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các công trình giao thông.
Trước đó, vụ sạt lở đất xảy ra tại Trạm Cảnh sát giao thông đèo Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, ngày 30/7 vừa qua, đã làm 4 người thiệt mạng, trong đó có 3 cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng.
Đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm và Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm và Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh, là nạn nhân tử vong khi đang cùng 3 cán bộ, chiến sĩ CSGT tham gia cứu hộ trong vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc.
Theo đó, xét đề nghị của Công an tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 287 ngày 3/8/2023 và Sở Nội vụ tại Tờ trình số 470 ngày 3/8/2023; UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Dũng cảm; đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xem xét, truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ Dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh, sinh ngày 20/8/2000 (nguyên chiến sĩ nghĩa vụ Công an Nhân dân, vừa xuất ngũ tháng 6/2023); quê quán: Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; nơi ở trước khi mất: Thị trấn Madaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
Anh Phạm Ngọc Anh được đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm và Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm vì đã có hành động dũng cảm quên mình trong lúc hỗ trợ cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân khi sạt lở đèo Bảo Lộc thuộc địa bàn thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng vào ngày 30/7/2023 (đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 50 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Điều 32 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ).
Trước đó, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba truy tặng 3 chiến sĩ CSGT hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, gồm: Trung tá Nguyễn Khắc Thường, Thiếu tá Lê Quang Thành và Đại úy Lê Ánh Sáng. Lãnh đạo Bộ Công an và tỉnh Lâm Đồng cũng đã trực tiếp trao quyết định thăng cấp bậc hàm và Bằng Tổ quốc ghi công tới thân nhân 3 chiến CSGT hy sinh tại đèo Bảo Lộc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản
Bà Nguyễn Thị Hiền (70 tuổi, làng hoa Thái Phiên, phường 12, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) nhìn những tấm nhà kính, nhà lưới phủ kín trước mặt, nói: “Cô chú mới tới mà đã lắc đầu, tôi ở đây miết cũng ngán rồi, một chút nữa tới tầm trưa là nóng hầm hập. Càng đi vào sâu trong khu vực nhà kính càng nóng. Người dân nói đùa rằng đây là vùng đất nylon che trời”. Video: Ngập tràn nhà kính, nhà lưới ở Đà Lạt Khắp nơi nhà kính Bà Hiền cho biết, từ những...
Ấn Độ cho biết ít nhất 23 binh sĩ nước này mất tích sau trận lũ quét tại một thung lũng xa xôi ở bang đông bắc Sikkim.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều đường ở TP Thủ Đức, quận 12, Gò Vấp ngập gần nửa mét, nước hôi thối kèm bùn sình tràn vào nhà dân, trưa 10/10.
Hàng chục người đã thiệt mạng và mất tích tại Malawi, Mozambique và Madagascar sau khi bão nhiệt đới Freddy gây mưa lớn, làm ngập lụt, lở đất và sập nhà cửa ở nhiều nơi.
Đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 vừa qua đã khiến cho hàng loạt cây nông sản , đặc sản tại Điện Biên bị...
Tin tức 24h: Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, phải bồi thường 673.000 tỉ đồng; Nhận hối lộ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế...
Dòng nước xiết đã cuốn trôi hoàn toàn khoảng 5 tấn cá tầm đến thời điểm thu hoạch và khoảng 25.000 con cá giống cùng một số tài sản của gia đình ông Đỗ Trí Đoàn, bản Chu Va 12, xã Sơn Bình.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực tại huyện Mèo Vạc, Yên Minh bị sạt lở đất, đá, giao thông chia cắt, một số nhà dân bị sập.
Theo nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, năm 2024 là năm hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khốc liệt do tác động của El Nino, vì thế cần đưa ra kế hoạch ứng phó dài hơi ngay từ bây giờ.