Không còn là dự báo, sạt lở đang là mối nguy thường trực ở miền núi Quảng Nam khi đã làm sập trường học và đe dọa xóa sổ cả trung tâm hành chính huyện.
Sạt lở làm sập trường mới xây
Trường mới bị sập, gần 2 tháng qua, cô và trò điểm trường Răng Chuỗi, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Trà Tập, huyện Nam Trà My phải quay về điểm trường cũ tạm bợ, để việc dạy học không bị gián đoạn.
Cô Trà Thị Thu, phụ trách điểm trường Răng Chuỗi cho biết, mưa lớn cuối tháng 11.2024 đã khiến một phần công trình điểm trường Răng Chuỗi bị sập, do sạt lở ta-luy dương, đất đá tràn vào lớp học, gây hư hại nhiều đồ dùng học tập, đến nay chưa thể khắc phục.
Đáng chú ý, điểm trường miền núi này được tài trợ kinh phí hơn 1,4 tỉ đồng và mới khánh thành đầu tháng 9.2024, thay thế điểm trường tạm đã xuống cấp.
"Đợt mưa trước đó đã gây sạt lở ta-luy dương sau trường. Do đó chúng tôi đã cho đóng cửa để dời lớp học về điểm trường cũ (bằng gỗ), chờ phương án xây dựng kè. Tuy nhiên, điểm sạt trượt ngày càng lớn, đất đá liên tục trôi xuống khiến việc khắc phục gặp nhiều khó khăn.
Qua khảo sát, vị trí trường mới vẫn còn nguy cơ sạt lở cao, huyện đang tính toán phương án xây dựng lại trường mới trên nền điểm trường cũ" - ông Hồ Văn Níp - Chủ tịch UBND xã Trà Tập cho biết.
Đây không phải là điểm trường đầu tiên bị sạt lở đe dọa. Trước đó, Trường THPT Võ Chí Công, tại xã Axan, huyện Tây Giang trị giá 63 tỉ đồng, mới xây xong đã bị ảnh hưởng do sạt lở, khiến 300 học sinh vùng cao phải lặn lội hơn 40km xuống trung tâm huyện để học nhờ hơn 4 năm qua.
Thầy giáo Nguyễn Công Tươi - Hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công cho biết, cuối năm 2020, ngọn đồi phía sau trường bị lở đất nghiêm trọng, kèm theo những vết nứt lớn đe dọa vùi lấp ngôi trường chỉ vừa khánh thành được vài tháng.
Hơn 4 năm qua, mặc dù nhận được sự quan tâm rất lớn của cấp trên, nhưng điều kiện dạy và học ở trường tạm còn rất nhiều thiếu thốn, không đủ để nhà trường khai thác hết các thiết bị dạy học sẵn có.
“Mong mỏi của thầy và trò nhà trường là các cấp sớm có giải pháp kè sạt lở, đảm bảo an toàn để thầy trò được về lại trường cũ” - thầy Nguyễn Công Tươi nói.
Chọn sai vị trí, tốn kém tiền tỉ xây kè
Miền núi Quảng Nam có địa hình phức tạp, ít bằng phẳng, khiến việc xây dựng các công trình hạ tầng tốn kém nhiều công sức, tiền của. Điều này cũng đòi hỏi việc khảo sát kỹ lưỡng địa hình trước khi xây dựng các công trình. Thế nhưng, ngoài trường học tiền tỉ xây xong bỏ hoang vì sạt lở, ngay cả Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My cũng đang nằm trên bờ vực sạt lở, bị đe dọa xóa sổ.
Trao đổi với Lao Động, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, sau đợt mưa bão cuối năm 2020, một phần quả đồi phía sau trụ sở cơ quan Thi hành án huyện Nam Trà My bị sạt lở. Khu vực này đã được kè chắn nhưng khu phía sau các trụ sở của Huyện ủy, UBND huyện, Tòa án, Công an huyện Nam Trà My... tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài gần 1km.
Đến nay, vết nứt tiếp tục lan rộng, khi có mưa lớn thì nguy cơ xảy ra trượt lở đất là cực cao. Không chỉ khu vực trung tâm hành chính - nơi có hàng chục phòng ban của huyện, mà vết nứt còn đe dọa trực tiếp khu vực dân cư đông đúc.
Theo ông Dũng, phương án khả thi nhất là xây dựng kè chống sạt lở kết hợp các giải pháp hạ thấp quả đồi để có quỹ đất bố trí di dời, tái định cư và phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, sẽ cần nguồn kinh phí rất lớn.
“Theo dự toán, để xây dựng cả bờ kè và khu dân cư thì cần kinh phí trên 350 tỉ đồng, đây là nguồn kinh phí rất lớn. Trước mắt, tỉnh Quảng Nam đã đồng ý cấp ngay 70 tỉ đồng để huyện xây dựng bờ kè chống sạt lở cho khu vực này” - ông Dũng cho hay.
Trong khi đó, để khắc phục tình trạng sạt lở tại Trường THPT Võ Chí Công, huyện Tây Giang, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt điều chỉnh dự án, bổ sung thêm kè chống sạt lở đất, với kinh phí hơn 58,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan liên quan vẫn chưa chọn được phương án kè tối ưu.
Đánh giá về hiện trạng thoát nước ở Đà Nẵng nhiều chuyên gia cho rằng thành phố vừa có lợi thế vừa có hạn chế. Có ý kiến đề xuất mở thêm tuyến cống ra sông Cẩm Lệ để thoát nước sân bay Đà Nẵng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục có phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh trong mùa mưa lũ.
Trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao, người dân ở Quảng Nam đã 'dí dỏm' đem chảo đặt ngoài mặt đường để rán trứng.
Gần 55ha trồng dưa hấu của các hộ dân tại xã Phú Cần, huyện Krông Pa đang đến thời kỳ thu hoạch bị thiệt hại từ 30-70% do ngập nước gây úng, hư hại, ước tính thiệt hại lên đến gần 4 tỷ đồng.
8 tỉnh thành của Lào đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng, làm ít nhất 2 người thiệt mạng và rất nhiều người bị mắc kẹt cần được hỗ trợ khẩn cấp, gây thiệt hại lớn về tài sản và cơ sở hạ tầng.
Nhóm khách Tây với 6 người do anh Trần Văn Quân hướng dẫn đã có trải nghiệm 'kẹt' 4 tiếng trên con đường giữa lưng đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang), do mưa lũ cuồn cuộn và sạt lở chiều 9-6.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong mùa khô năm 2023 tại một số tỉnh Trung Bộ; và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao, kéo dài ở một số vùng trên cả nước.
Tin sáng ngày 27.2: Sắp xuất hiện thêm không khí lạnh tăng cường gây mưa, có nơi rét hại; Khi nào Hà Nội chi trả lương hưu, trợ cấp bảo...
Mưa lớn ở Trung Quốc làm sập một phần cầu đường sắt ở Trùng Khánh, cuốn trôi ôtô trên cầu ở Hà Nam.