Nhiều vùng sạt lở mới liên tiếp được phát hiện ở Quảng Nam, nằm ngoài bản đồ dự báo thiên tai của tỉnh, đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân.
Ẩn họa không báo trước
Những ngày cuối năm, cả nhà chị Lê Thị Đoàn (người dân tộc Ca Dong) ở khu dân cư Nà Nổ, thôn Gia Cao, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam hối hả chuẩn bị đón Tết trong nỗi bất an.
“Từ khi có thông tin nứt núi, bà con được chính quyền vận động di dời khẩn cấp đến trường học, nhà cộng đồng lánh tạm. Mong tỉnh, huyện sớm có hướng giải quyết vết nứt để người dân về lại làng sinh sống, làm ăn” - chị Đoàn nói.
Trước đó, ngọn đồi phía sau làng Nà Nổ đã xuất hiện vết nứt lớn, sụt lún với chiều dài hơn 30m, bán kính 10m, độ sâu trên 1m, đe dọa sự an toàn tính mạng, tài sản của cả làng. Chính quyền Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp và khẩn trương sơ tán toàn bộ 30 hộ dân với 163 nhân khẩu đến nơi lánh nạn.
Đây là lần đầu tiên ngôi làng Nà Nổ được hình thành từ gần 20 năm nay rơi vào tình cảnh “vườn không nhà trống”. Đáng chú ý, năm 2019, khu dân cư này đã được đầu tư xây dựng để sắp xếp, ổn định dân cư cho người dân, nay lại tiếp tục sạt lở nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Thành Liêm - Chủ tịch UBND xã Phước Gia cho biết, trước đây huyện Hiệp Đức bố trí hơn 1 tỉ đồng làm bờ kè, gia cố khu vực đỉnh đồi Nà Nổ. Song, những cơn mưa liên tiếp vừa qua dẫn đến tình trạng đất no nước, xuất hiện vết nứt kéo dài.
“Chỉ vài đợt mưa lớn nữa là hàng nghìn mét khối đất đá sẽ đổ xuống ngôi làng này bất cứ lúc nào. Do đó, ngay sau khi kiểm tra phát hiện vết nứt, xã đã kiên quyết di dời toàn bộ 163 nhân khẩu đến nơi an toàn” - lãnh đạo xã Phước Gia nói.
Theo đề án phòng chống thiên tai của Quảng Nam, toàn tỉnh có đến 93 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, với hàng nghìn hộ dân đang sinh sống, chủ yếu tập trung ở miền núi. Tuy nhiên, trong mùa mưa cuối năm 2024 đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, bất thường. Đến nay, đã có ít nhất 4 ngôi làng với gần 1.000 nhân khẩu di dời khẩn cấp.
Ám ảnh sạt lở
Hơn 4 năm trôi qua, kể từ trận sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam) khiến hàng chục người chết và mất tích, nhưng nỗi ám ảnh vẫn hiện rõ trên gương mặt của chị Hồ Thị Hiếu (người địa phương) - khi cùng lúc mất đi 3 thành viên trong gia đình trong vụ sạt lở này.
“Lũ, rồi đá, đất, nước, tất cả từ trên đỉnh đồi ập xuống vùi lấp cả nhà 4 người. Tôi hốt hoảng chạy ra còn người thân, con cháu thì bị chôn vùi trong đống đổ nát. Cho đến bây giờ, gần như tôi không thể ngủ sâu giấc mỗi khi có các trận mưa lớn” - chị Hiếu nhớ lại.
Làng Tăk Chay, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My vốn không nằm trong danh sách các địa điểm phải di dời do ảnh hưởng mưa lũ, nhưng thực tế đã cho thấy diễn biến phức tạp và khó lường của thiên tai. Chỉ sau một đêm mưa cuối năm 2024, chính quyền buộc phải khẩn trương thực hiện phương án bố trí nơi ở mới cho 33 hộ dân/170 nhân khẩu.
Chị Hồ Thị Diệp tất tả ngược con dốc quay về làng Tăk Chay, để nhặt nhạnh lại vài đồ dùng còn sót lại, bắt đầu công cuộc tái thiết. Trước mắt chị, cả ngôi làng Xơ Đăng bình yên bao năm dựa lưng vào núi, giờ chỉ còn lại đống đổ nát, hoang tàn. Nhà cửa, cây cối ngã đổ ngổn ngang. Dưới nền đất có vết nứt dài chạy dọc qua ngay phía sau bếp nhà.
“Mưa lớn ầm ào, xối xả khiến bà con run rẫy, thức trắng cả đêm không dám ngủ, đến khoảng 2h sáng thì xảy ra sạt lở. May mà sơ tán kịp” - chị Diệp kể lại.
“Qua kiểm tra, khảo sát hiện trường các điểm sạt lở và trên đầu nguồn, lực lượng phòng chống thiên tai của huyện đã phát hiện nhiều vết nứt, gãy. Toàn bộ người dân trong danh sách sơ tán khẩn cấp đã được di dời đến nơi ở tạm an toàn. Địa phương thực hiện song song hai nhiệm vụ là đảm bảo tính mạng, tài sản cho nhân dân và triển khai xây dựng khu dân cư mới đã quy hoạch trước đó” - ông Trần Văn Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất đối các xã hiện nay là khi mưa ngày càng lớn, đã xuất hiện những điểm sạt mới, nằm ngoài dự đoán của địa phương.
Trước tình hình động đất liên tiếp làm rung chuyển miền núi Quảng Nam thời gian qua, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, huyện rất lo lắng trước tình hình động đất phức tạp.
“Chúng tôi cũng muốn đề nghị các cơ quan khoa học nghiên cứu, bằng cách nào đó dự báo trước động đất để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Chứ hiện nay, chủ yếu vẫn là xảy ra rồi mới ứng phó” - ông Dũng nói.
Khu vực sạt lở dài khoảng 800m ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư, mất đất sản xuất, nhà ở và ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống của hơn 300 hộ dân trên địa bàn xã Giao Long và An Hóa.
Theo đó, Sở Xây dựng Lâm Đồng triệu tập đại diện Công ty Cổ phần xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng, Công ty TNHH Hà Phát Thịnh cùng các cá nhân: ông bà Lê Văn Lực – Hoàng Thị Kim Xuân; Nguyễn Minh Thông; Nguyễn Minh Tâm để làm việc nhằm thu thập thông tin, hồ sơ có liên quan đến sự cố sập đổ công trình tường chắn đất tại hẻm 15/2 Yên Thế, Phường 10, TP Đà Lạt. Buổi làm việc sẽ diễn ra chiều ngày 6/7 tới. Sở Xây dựng đề nghị các tổ chức, cá nhân tham...
Dự báo trong dịp thi tốt nghiệp THPT 2024, thời tiết ở Bắc Bộ và Trung Bộ khả năng xảy ra nắng nóng, Nam Bộ mưa dông chiều tối.
Đánh giá về hiện trạng thoát nước ở Đà Nẵng nhiều chuyên gia cho rằng thành phố vừa có lợi thế vừa có hạn chế. Có ý kiến đề xuất mở thêm tuyến cống ra sông Cẩm Lệ để thoát nước sân bay Đà Nẵng.
TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát tiến độ thực hiện, công tác giải ngân, khó khăn vướng mắc phát sinh tại dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ có bản tin cảnh báo mưa dông cục bộ ở một số địa phương trong đó có TP.HCM.
Tin tức 24h: Miền Bắc sắp thay đổi hình thế thời tiết ngày nắng, đêm mưa; Sự thật đằng sau hình ảnh cô gái khỏa thân tắm biển ở Sầm...
Đên 29/7 ngày 30/7, Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C, cao nhất 32-34 độ C.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh và gió đông nên từ sáng mai 3-11, ở miền Trung có mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở đô thị các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.