Trước năm 1970, người thuê trọ luôn thua khi kiện về tình trạng an ninh kém tại tòa nhà vì có quy định chính phủ phải chịu trách nhiệm về an toàn công cộng, không phải chủ nhà.
Tòa nhà chung cư ở trung tâm Washington, DC là một kiến trúc bề thế với 585 phòng cho thuê hầu như kín, có lối vào chính trên Đại lộ Massachusetts và hai lối phụ.
Tháng 10/1959, cô Sarah Kline ký hợp đồng thuê phòng, một phần vì rất ấn tượng với các tính năng an ninh hiện có: người gác cửa ở lối vào chính 24h/24h; nhân viên quầy lễ tân ở sảnh để có thể quan sát được tất cả người sử dụng thang máy và hai người bảo vệ ở lối vào nhà để xe liền kề.
Sau khi cô Kline chuyển đến, điều kiện trong tòa nhà trở nên tồi tệ. Cửa chính không có nhân viên bảo vệ, lễ tân vắng mặt phần lớn thời gian ở sảnh, hai người bảo vệ ở của phụ và gara cũng đã bị cắt giảm. Thay vì có người khóa gara và cửa phụ sau 21h, đến năm 1966, các cửa đã mở suốt đêm mà không ai canh gác.
Số lượng các vụ hành hung, trộm cắp và cướp ngày càng gia tăng nhằm vào những người thuê nhà trong và từ hành lang chung của tòa nhà chung cư. Cư dân lập danh sách vụ việc kèm thời gian cụ thể để làm đơn khiếu nại lên công ty quản lý vận hành tòa nhà nhưng không có phản hồi.
Tối 17/11/1966, cô Kline bị hành hung và cướp ngay bên ngoài căn hộ. Tình trạng này xảy ra với một số nữ cư dân khác.
Kline do đó kiện chủ nhà đòi bồi thường những vết thương trong vụ tấn công. Cô cho rằng chủ nhà có lỗi khi không thực hiện biện pháp hợp lý để giữ cho căn nhà được an toàn trước tội phạm.
Dù ngày nay nghĩa vụ đảm bảo an ninh tòa nhà cho người thuê, đương nhiên do chủ nhà hoặc đơn vị quản lý, khai thác chịu trách nhiệm, nhưng những năm 1970 về trước không như vậy ở Mỹ.
Theo nguyên tắc chung, các cá nhân không có nghĩa vụ phải bảo vệ người khác khỏi các cuộc tấn công của tội phạm. Tiêu chuẩn này đôi khi đã được áp dụng trong luật về chủ nhà và người thuê nhà trước đây tại Mỹ. Nghĩa vụ đảm bảo an ninh công cộng phòng chống xử lý tội phạm thuộc về chính quyền chứ không phải chủ nhà.
Do đó, dù nhiều vụ kiện tương tự của Kline được đệ trình khắp các tòa án quận, nhưng đều có kết cục chung: Chủ nhà vô can. Tòa án sơ thẩm quận Columbia, cũng đã tuyên phần thắng về cho công ty quản lý nhà. Song Kline kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm mở tháng 8/1970, tòa cho rằng, quy tắc chung này không còn phù hợp trong điều kiện sống chung cư đô thị hiện đại. Chủ nhà không phải là người bảo hiểm cho sự an toàn của người thuê nhà, nhưng chắc chắn không ngoài cuộc.
Tại vụ kiện này, chủ nhà đã nhận thông báo về các vụ tấn công hình sự và cướp bóc nhiều lần, xảy ra trong phần cơ sở nằm trong tầm kiểm soát của mình, như sảnh, hành lang chung, cửa căn hộ...
"Với những sự kiện này, tòa chỉ có thể kết luận rằng chủ nhà đã nhận thức được ần như chắc chắn rằng các cuộc tấn công tội phạm tiếp theo nhằm vào người thuê nhà sẽ xảy ra. Tòa thấy rằng chủ nhà có nghĩa vụ bảo vệ người thuê nhà trong một căn hộ chung cư thế này", tòa nêu.
Theo tòa, chủ nhà là bên duy nhất có quyền thực hiện các hành động bảo vệ cần thiết. Người thuê có thể đề phòng rủi ro bằng cách lắp thêm ổ khóa và các thiết bị an ninh khác trên cửa ra vào và cửa sổ, nhưng phần lớn rủi ro này chỉ có thể được đề phòng bởi chủ nhà. Người thuê không thể thực hiện các biện pháp bảo vệ lối vào gara, giám sát lối vào chính, tuần tra các hành lang và thang máy chung, thiết lập hệ thống báo động an ninh, đóng cửa gara vào những giờ thích hợp và đảm bảo rằng lối vào luôn có người trông coi....
Phân tích về trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ an ninh chung, tòa cho rằng cảnh sát thành phố không thể tuần tra lối vào và hành lang, nhà để xe và tầng hầm của các khu chung cư. Họ không được trao quyền để làm việc đó vì đây là không gian được tư nhân sở hữu.
Trong vụ kiện của Kline, số tiền công ty nhà ở phải bồi thường không được tiết lộ song trở thành vụ kiện lịch sử nằm ngoài giá trị tiền tệ. Bởi đây là lần đầu tiên, chủ nhà bị buộc phải đảm bảo an ninh cho khách thuê. Từ vụ kiện của Kline, hiện nay tòa án có thể buộc tội chủ nhà nếu không cung cấp đủ biện pháp đảm bảo an ninh cho người thuê.
Luật cũng đã được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu giữ an toàn hợp lý cho người dân trong các khu đô thị nhiều tội phạm. Trong bối cảnh ngày càng nhiều người Mỹ ở nhà thuê, luật điều chỉnh quan hệ người thuê - người cho thuê, càng cho thấy tầm quan trọng.
Theo thống kê của Điều tra dân số US Census, tính đến 2022, khoảng 34% dân số Mỹ, tức khoảng 100 triệu người, đang ở nhà thuê. Thu nhập trung bình năm của chủ nhà là 86.000 USD, cao hơn mức trung bình toàn quốc 79.900 USD còn thu nhập trung bình của người thuê 42.500 USD. Giá thuê nhà trung bình 25.000 USD/năm, tức người thuê dành gần nửa thu nhập để trả tiền thuê nhà.
Hiện nay, luật bắt buộc người thuê nhà có nghĩa vụ đảm bảo an ninh cho khách thuê, ngăn chặn tội phạm có thể lường trước. Các biện pháp cơ bản gồm lắp đặt camera an ninh, thuê nhân viên bảo vệ; lắp đặt đèn ở những nơi tối để giảm thiểu nguy cơ bị cướp, hành hung; đặt song sắt trên cửa sổ để ngăn chặn đột nhập; tất cả cửa sổ và cửa ra vào đều có khóa chức năng và lắp đặt hệ thống báo động để cảnh báo đột nhập hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Trách nhiệm này tùy bang, còn mở rộng đến việc bảo vệ khu vực xung quanh tòa nhà, bao gồm cả vỉa hè và bãi đậu xe.
Song điều này không đồng nghĩa chủ nhà phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm xảy ra trong căn nhà họ cho thuê mà chỉ khi tội phạm có thể thấy trước và có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp an ninh hợp lý.
Nếu người thuê bị thương trong một vụ việc và chủ nhà được xác định đã thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn thì không phải bồi thường.
Hải Thư (Theo Justia, Tort Museum)
Lừa đảo với hàng chục hình thức, chiêu trò cũ - mới trên mạng đã và đang bủa vây người dân với số vụ, nạn nhân năm sau cao hơn...
Theo thông tin từ công an huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), khoảng 22h30 ngày 13/7 xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng của hai thanh niên lái xe máy trên QL28 (đoạn qua xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc) khiến 1 người chết tại chỗ, 1 người chết ở bệnh viện. Thời điểm trên, N.D.T (23 tuổi) lái xe máy BKS 86AD-068.02 lưu thông trên quốc lộ 28 đoạn qua xã Hàm Chính tông trực diện với xe máy BKS 86B3-615.97 lưu thông chiều ngược lại do H.V.H (26 tuổi)...
Tối 7/12, Công an quận Tân Bình (TP.HCM) thông tin, đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân một nam giới tử vong trong căn nhà trên đường A4 (phường 12, quận Tân Bình). Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h ngày 7/12, người dân phát hiện một người tử vong ở căn nhà năm tầng trên đường A4 (phường 12, quận Tân Bình). Nhận tin báo, Công an quận Tân Bình phối hợp các đơn vị nghiệp vụ liên...
Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ...
Theo Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bình Dương, vụ phát hiện tứ chi nam giới đến nay vẫn chưa xác định được nơi gây án, đề nghị công an “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tìm danh tính nạn nhân. Cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, đứng ngoài cuộc sẽ bị xem xét xử lý.
Video: Phòng trọ ngập trong rác ở Hải Dương gây sốc. Đoạn clip ghi lại cảnh căn phòng trọ ngập ngụa rác thải đang được lan truyền chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội. Căn phòng rộng khoảng 15m2, toàn bộ bề mặt sàn đều bị rác phủ kín, gồm túi nylon, hộp đựng thức ăn đã qua sử dụng, chai đựng nước, vỏ bao bim bim, cốc mỳ tôm... Từ cửa ra vào đến nhà vệ sinh đều không có chỗ nào để đặt chân hay di chuyển. Nền nhà đen sì, cáu bẩn. Dưới gầm...
Tưởng nhầm nạn nhân là người có mâu thuẫn với mình, nhóm thanh niên ở Quảng Nam vác dao, kiếm xông vào nhà, chém liên tiếp nạn nhân, gây thương...
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, 38 hộ dân ở xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái phải di dời người và tài sản tránh để ngập lụt; hơn 30 ha lúa, hoa màu và ngô ở huyện Trấn Yên, Văn Yên bị ngập úng. Mưa lớn cũng làm một số tuyến đường tại các xã Y Can, Kiên Thành, Việt Hồng, Việt Cường, Hồng Ca của huyện Trấn Yên bị ngập, gây ách tắc cục bộ. Quốc lộ 37 bị sạt lở 3 điểm thuộc địa phận xã Lương...
Nhiều năm nay, sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội dài 62km được biết đến với cái tên “dòng sông chết”. Đối với người dân, chưa bao giờ họ hết...