Lừa đảo với hàng chục hình thức, chiêu trò cũ - mới trên mạng đã và đang bủa vây người dân với số vụ, nạn nhân năm sau cao hơn năm trước.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng, nhắm đến nhiều nhóm người dùng khác nhau.
Cụ thể, không gian mạng Việt Nam đang tồn tại ba nhóm lừa đảo chính gồm: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp.
Đáng nói, lừa đảo trên không gian mạng không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, nạn nhân của kẻ lừa đảo lại luôn luôn mới, ngày càng nhiều hơn bởi bọn lừa đảo với nhiều kịch bản khác nhau, ngày càng tinh vi.
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Bởi các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.
Nhận định này đúng nhưng chưa đủ. Bởi nhận thức của người dân, phải thú thật là không thể nào theo kịp với tốc độ tinh vi của “bọn” lừa đảo cũng như tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ.
Người dân, sau nhiều lần “mắt thấy tai nghe”, may ra chỉ nhận thức và cảnh giác được với những trò lừa đảo có tính phổ thông.
Còn tinh vi kiểu sử dụng công nghệ Deepfake (giả lập sâu) trong AI để làm giả video call (dịch vụ thoại có kèm hình ảnh) thường giả dạng người thân như thật từ hình ảnh đến giọng nói, đang rộ lên.
Hoặc những mối đe dọa đến từ các thiết bị IoT (thiết bị có khả năng kết nối internet, có thể thu thập và trao đổi dữ liệu cho nhau) thì đã vượt quá về nhận thức, hiểu biết của số đông người dân đang sử dụng công nghệ theo kiểu thụ động một chiều như hiện nay.
Vậy nên, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng như Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành liên quan đã làm, đang làm là không những cần thiết mà còn cần được duy trì thường xuyên, lâu dài.
Tuy nhiên, người dân, song song với với sự nhận thức, nâng cao hiểu biết, tỉnh táo, cảnh giác… thì cũng cần có sự đảm bảo chắc chắn về một không gian mạng an toàn bằng các giải pháp kỹ thuật đến từ các cơ quan chức năng.
Sáng 28-8, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Hoàng Quí (41 tuổi, quê Sóc Trăng) 12 năm tù về tội giết người (nạn nhân là vợ hờ) và buộc bồi thường 23,4 triệu đồng cho bị hại.
Ngày 1-4, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB) 8 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay, tổng hợp với các bản án trước đó ông Bình phải chấp hành là chung thân.
Thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện cho người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng vẫn còn nhiều người...
Sau 3 tháng thi công, linh vật rồng ở Quảng Trị do Đinh Văn Tâm và các cộng sự thực hiện đã hoàn thành, chuẩn bị được vận chuyển đến...
Trung tâm Khảo thí - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024. Theo đó, đã có 9 thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm quy chế thi.
Chỉ vì nghe Hiếu nói đã nhận kèo làm đất có “tiền tươi” nên Thái 'bus' đã huy động hàng chục anh em giang hồ Phú Quốc đến bảo kê cho Hiếu đo đất.
Để người dân có những ngày Tết thật ý nghĩa, ấm áp và sum vầy, các công nhân vệ sinh môi trường, lực lượng y tế,... đã túc trực thực...
Đã về đích nông thôn mới nhưng người dân các xã Tân Long và Tân Tiến (Yên Sơn, Tuyên Quang ) chưa thể trọn niềm vui bởi tuyến đường độc...
Hoàng Lê Thành, 59 tuổi, bị bắt sau khi lẩn trốn 24 năm ở Ninh Thuận, Bình Thuận về hành vi trộm tài sản trên tàu cá.