Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long diễn ra trong bối cảnh hai nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/8 tới.
Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long diễn ra trong bối cảnh hai nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược.
Nhân dịp này, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã có những chia sẻ với báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hợp tác hai nước.
- Xin Đại sứ cho biết mục đích, ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long?
Đại sứ Jaya Ratnam: Năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam-Singapore, khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược. Vì vậy, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long lần này diễn ra vào thời điểm rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Để kỷ niệm dịp này, tháng Hai đầu năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Singapore và bây giờ là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Singapore, từ 27-29/8.
Những nền tảng vững chắc, các đoàn trao đổi cấp cao như vậy đã và đang tạo nên đà hợp tác rộng mở, bền vững, hướng tới cùng nhau giải quyết những thách thức mới hiện nay. Đây là dịp quan trọng không chỉ để hai bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua mà còn cùng nhau tìm kiếm và thiết lập chương trình nghị sự cho tương lai, ở đó, hai bên sẽ cùng nỗ lực giải quyết các thách thức chung. Có thể kể đến lĩnh vực chuyển đổi số hay biến đổi khí hậu, đây đều là những lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
- Vậy những thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm là gì? Đại sứ mong đợi điều gì từ chuyến thăm này?
Đại sứ Jaya Ratnam: Trọng tâm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long là thúc đẩy hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ về quan hệ Đối tác Kinh tế xanh và Kỹ thuật số mà hai bên đã đạt được trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng Hai đầu năm. Về vấn đề này, có ba lĩnh vực mà hai nước kỳ vọng có thể tập trung phát triển.
Thứ nhất, đổi mới sáng tạo sẽ là động lực chính. Singapore và Việt Nam nằm trong 3 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, là điều kiện rất tốt để hai bên có thể hỗ trợ và khai thác hệ sinh thái đổi mới của nhau để thu hút tài trợ và tiềm năng của đối tác.
Một trong những dự án nổi bật là Block71 Saigon-sáng kiến hợp tác giữa Đại học Quốc gia Singapore và Becamex IDC Việt Nam, với hơn 1.000 công ty khởi nghiệp kể từ năm 2011 đến nay. Đây được đánh giá là cửa ngõ kết nối cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt Nam với bản đồ khởi nghiệp thế giới.
Trung tâm Đổi mới Quốc gia Việt Nam đã ký các biên bản ghi nhớ với Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore và một số học viện, đại học, các công ty lớn của Singapore để kết nối hai hệ sinh thái khởi nghiệp giữa hai nước.
Lĩnh vực thứ hai mà hai nước kỳ vọng tăng tốc phát triển là hợp tác về năng lượng tái tạo. Singapore và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chung hướng tới đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0% vào năm 2050. Đây là động lực để hai bên mở rộng quy mô các dự án năng lượng tái tạo, phát triển lưới điện khu vực.
Với mục tiêu này, Singapore và Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng vào tháng 10/2022, nhằm hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phát triển năng lượng tái tạo, thị trường điện và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, tiết kiệm năng lượng. Làm thế nào để hai nước có thể hợp tác cùng nhau không chỉ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, mà còn kết nối với mạng lưới năng lượng khu vực ASEAN một cách hiệu quả.
Lĩnh vực thứ ba mà hai nước kỳ vọng hợp tác là phát triển bền vững. Cần nhắc lại, biến đổi khí hậu là lĩnh vực mà hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đẩy nhanh các kế hoạch hành động để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trong đó, thị trường carbon có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình khử carbon của các quốc gia.
Nhìn lại tháng 10/2022, Singapore và Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về tín chỉ carbon. Bước đi này giúp cho Việt Nam và Singapore có được vị thế thuận lợi có thể nắm bắt cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon.
Hai bên sẽ thúc đẩy triển khai các dự án trong lĩnh vực này thời gian tới, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon trong khu vực. Tôi nghĩ tất cả những lĩnh vực này đều đóng vai trò quan trọng trong lộ trình hợp tác song phương giữa hai nước thời gian tới.
- Lãnh đạo hai nước đã cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kinh tế số, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Vậy, xin Đại sứ cho biết việc thực hiện cam kết thời gian qua như thế nào và triển vọng trong thời gian tới?
Đại sứ Jaya Ratnam: Thời gian qua, hai bên đã phối hợp chặt chẽ ở tất cả các cấp để lên các kế hoạch và chương trình rất chi tiết, cụ thể. Các Nhà Lãnh đạo hai bên có quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thúc đẩy chương trình nghị sự này. Quan trọng hơn, cả hai bên đều sẽ đạt được lợi ích quốc gia của mỗi nước thông qua việc thúc đẩy các chương trình, kế hoạch này.
Tôi cho rằng, hai bên đã xác định được một số dự án cụ thể để hai Thủ tướng cùng nhau thảo luận, trong đó có chương trình nghị sự xanh và chương trình nghị sự kỹ thuật số.
Tôi rất hy vọng trong chuyến thăm này, chúng ta sẽ có một số thông báo về các lĩnh vực mới mà Singapore-Việt Nam sẽ hợp tác trong thời gian tới./.
- Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương năm 2023 đã có những đóng góp cụ thể trong 4 lĩnh vực hoạt động tại Phú Yên bao gồm y tế, xây dựng, ứng phó khẩn cấp với thiên tai và giao lưu cộng đồng.
Chiều 19-6, tại Hội trường Hội Nhà báo TP.HCM đã diễn ra Lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Hội Nhà báo TP.HCM.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các chương trình đào tạo tiềm năng của đồng minh dành cho phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 là một thông điệp gửi tới Nga.
Chương trình nhằm động viên hỗ trợ ngư dân bám biển; tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật; góp phần giáo dục tình yêu biển đảo quê hương cho mỗi ngư dân - cột mốc sống chủ quyền trên biển.
Chương trình KX.04/21-25 là chương trình nghiên cứu khoa học đặc biệt, nghiên cứu lý luận toàn diện về kinh tế-xã hội, văn hóa, con người, xây dựng Đảng-hệ thống chính trị, về quốc phòng an ninh...
TP - Năm học 2024 - 2025 là hết một vòng thay sách giáo khoa (SGK) các cấp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực tế cho thấy, những bất cập của chương trình, nhất là môn Lịch sử đã được các thầy cô, chuyên gia đề cập đến.
Nhằm giúp người bệnh trên xã đảo Thạnh An tiếp cận sớm nhất với y bác sĩ, cơ sở y tế, báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM phát động chương trình.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định ASEAN cam kết bảo đảm bình đẳng giới và bảo vệ các quyền của phụ nữ, coi đó là thành phần quan trọng trong bảo đảm an ninh và thịnh vượng bền vững của khu vực.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bãi bỏ toàn bộ thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các 'chương trình chất lượng cao'.