Chương trình KX.04/21-25 là chương trình nghiên cứu khoa học đặc biệt, nghiên cứu lý luận toàn diện về kinh tế-xã hội, văn hóa, con người, xây dựng Đảng-hệ thống chính trị, về quốc phòng an ninh...
Chiều 23/2, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2023 của Chương trình Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025, mã số KX.04/21-25.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình KX.04/21-25 chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị, Giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ nhiệm Thường trực Chương trình KX.04/21-25 trình bày tóm tắt Báo cáo công tác năm 2022 và kế hoạch công tác năm 2023 của Chương trình KX.04/21-25.
Theo Báo cáo, từ cuối nhiệm kỳ 2016-2020, Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ động chuẩn bị nội dung Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư.
Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1810-QĐ/TTg, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025”; Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 2722-QĐ/BKHCN, ngày 1/11/2021 về việc phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025” (mã số KX.04/21-25).
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng là Chủ nhiệm chương trình; giáo sư-tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn là Phó Chủ nhiệm Thường trực. Ba Phó Chủ tịch chuyên trách của Hội đồng là Ủy viên Ban Chủ nhiệm Chương trình. Văn phòng giúp việc Ban Chủ nhiệm chương trình gồm hai cán bộ chuyên trách và một số cán bộ kiêm nhiệm.
Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã khẩn trương triển khai xây dựng và ban hành khung chương trình, thuyết minh chương trình; các quy chế tổ chức, quản lý, hoạt động, quy định và quản lý tài chính của chương trình...
Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương-Ban Chủ nhiệm Chương trình đã thành lập 39 hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ nghiên cứu của các đề tài.
Ban Chủ nhiệm chương trình đã mời các chuyên gia đầu ngành để “đặt hàng” về mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu, những sản phẩm của đề tài. Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo chặt chẽ, các nhà khoa học quan tâm, nên đã hình thành bộ sản phẩm định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu đối với sản phẩm đề tài thuộc Chương trình KX.04/21-25 có chất lượng cao.
Tại hội nghị, đại diện Ban Chủ nhiệm các đề tài đã phát biểu, thảo luận về những kết quả đạt được, hạn chế trong năm công tác 2022 và phương hướng công tác năm 2023.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình KX.04/21-25 Nguyễn Xuân Thắng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực vượt qua những khó khăn, đạt được những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện chương trình của Ban Chủ nhiệm, các chủ nhiệm, thư ký đề tài, cùng đội ngũ cán bộ giúp việc.
“Chương trình KX.04/21-25 là một số những chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm và được khởi động sớm nhất. Đây là chương trình nghiên cứu khoa học đặc biệt, nghiên cứu lý luận rất toàn diện về kinh tế-xã hội, văn hóa, con người, xây dựng Đảng-hệ thống chính trị, về quốc phòng-an ninh, đối ngoại, do Bộ Chính trị quyết định, Ban Bí thư trực tiếp giao nhiệm vụ," giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ.
Khác với các chương trình nghiên cứu khoa học khác, kết quả nghiên cứu của chương trình sẽ tham góp trực tiếp cho quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của các hội nghị Trung ương và hoạch định đường lối chiến lược của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng văn kiện cho Đại hội XIV của Đảng.
Về kế hoạch công tác năm 2023, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ đây là năm bản lề thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, đề tài. Vì vậy, Ban Chủ nhiệm Chương trình và các chủ nhiệm, thư ký đề tài cần quán triệt, tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các đề tài hoàn thành cơ bản các nội dung nghiên cứu; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ định hướng nghiên cứu cụ thể của từng đề tài để chuẩn bị triển khai Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu; tăng cường kiểm tra, kiên quyết chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ, chất lượng nội dung nghiên cứu.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng đặc biệt lưu ý các thành viên tham gia Chương trình phải quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tổng kết thực tiễn, hoàn thiện về mặt lý luận, với 3 nguyên tắc cơ bản: kế thừa và phát triển lý luận; kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn.
Chương trình KX.04/21-25 cần góp phần quan trọng vào việc tổng kết 40 năm đổi mới và làm sáng rõ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.
Ngày 2/10, các công tố viên Đài Loan (Trung Quốc) cho biết đang điều tra thông tin có những người đã cố cản trở chương trình tàu ngầm của hòn đảo này và các chi tiết về chương trình đã bị rò rỉ, gây ra nguy cơ an ninh nghiêm trọng.
Chương trình nhằm động viên hỗ trợ ngư dân bám biển; tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật; góp phần giáo dục tình yêu biển đảo quê hương cho mỗi ngư dân - cột mốc sống chủ quyền trên biển.
Chương trình Đối tác Thái Bình Dương năm 2023 đã có những đóng góp cụ thể trong 4 lĩnh vực hoạt động tại Phú Yên bao gồm y tế, xây dựng, ứng phó khẩn cấp với thiên tai và giao lưu cộng đồng.
Tối 12/8, chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” diễn ra tại Quân cảng Nha Trang (Khánh Hòa) với sự tham gia của 1.500 người cùng nhiều tàu của các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng, tàu cá của ngư dân. Chương trình để lại ấn tượng cho người xem với nhiều cung bậc cảm xúc. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt...
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về số chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Hơn 1.000 học sinh và phụ huynh lớp 9 của 3 trường THCS gồm: Minh Đức (quận 1), Nguyễn Du (quận 1) và Lê Quý Đôn (quận 3) tham gia học thử 15 môn học chương trình lớp 10 trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT.
Tại cuộc họp quan trọng của đảng cầm quyền, Triều Tiên cho biết vụ phóng vệ tinh quân sự không thành vào tháng trước là “thất bại nghiêm trọng”, hãng thông tấn KCNA hôm nay đưa tin.
Với tình hình không bán được vé nào trong ngày, 'Móng vuốt' sắp rời rạp trong thua lỗ. Dịp cuối tuần, phim của đạo diễn Lê Thanh Sơn cũng hoàn toàn bị loạt phim ngoại lấn át, không vào nổi top 20 doanh thu.
Hàng trăm sinh viên quốc tế nhập học tại Canada bằng thư mời giả mạo. Hành vi gian lận chỉ bị phát hiện sau khi họ học xong và nộp đơn xin thường trú tại Canada.