Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bãi bỏ toàn bộ thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các "chương trình chất lượng cao".
Liên quan đến việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư số 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ toàn bộ thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có những lý giải thêm về vấn đề này.
Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bãi bỏ thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018. Cụ thể như sau:
Khoản 6, điều 65, Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo".
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao đã không còn tồn tại, việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định tại thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp, cam kết với người học về tuyên bố chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo này, đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
Như vậy, việc bãi bỏ thông tư 23/2014 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các "chương trình chất lượng cao". Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, các điều kiện dạy và học, quá trình đào tạo cho đến đầu ra, cũng như các các quy định khác liên quan đến đào tạo.
Việc xây dựng và thực hiện các "chương trình chất lượng cao" (có yêu cầu cao hơn về chuẩn đầu ra, về các điều kiện đảm bảo chất lượng…) thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết kêu gọi hội viên, thanh niên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đóng góp sức trẻ của mình bằng những hành động cụ thể vì biên cương Tổ quốc.
Từ tháng 12.2023, thông tư quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học sẽ được bãi bỏ. Vậy, các trường đại học có tiếp tục đào...
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các chương trình đào tạo tiềm năng của đồng minh dành cho phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 là một thông điệp gửi tới Nga.
Chiều 30-6, Vietnam Marching Band, đoàn nghệ thuật dân tộc hiện đại Ngọc Trai Việt cùng nhạc sĩ Cao Bá Hưng công bố dự án giáo dục âm nhạc cộng đồng dành cho thanh thiếu niên Việt Nam, tại Trường đại học Hồng Bàng (TP.HCM).
Đại học Quốc gia TP.HCM đề nghị các trường đại học thành viên, phân hiệu và khoa trực thuộc dừng tuyển sinh chương trình chất lượng cao.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết quyết định ngừng viện trợ cho Gabon được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang đánh giá những diễn biến sau cuộc đảo chính ở nước này.
Sáng ngày 29/5/2024 tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG-HCM đã công bố Quyết định và Trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Nhà trường lần lượt là ngành Kỹ thuật Điện, ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu (trình độ đại học) với tỉ lệ số tiêu chí đạt yêu cầu của cả 2 ngành đều là 100%.
Tổng vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035 sau giải trình là 313.615 tỷ đồng, thấp hơn 36.385 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu (350.000 tỷ đồng). Tên chương trình cũng được điều chỉnh so với hồ sơ ban đầu.
Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về số chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.