Môn Lịch sử chương trình giáo dục phổ thông mới: Đẽo cày giữa đường?

16:10 31/08/2023

TP - Năm học 2024 - 2025 là hết một vòng thay sách giáo khoa (SGK) các cấp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực tế cho thấy, những bất cập của chương trình, nhất là môn Lịch sử đã được các thầy cô, chuyên gia đề cập đến.

Chương trình nặng

Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới: vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu, giảng dạy. Nhóm tác giả TS Đoàn Minh Điền, ThS Nguyễn Thị Phượng, Trường THPT Thành Sen, Hà Tĩnh cho biết trên thực tế giảng dạy, giáo viên môn Lịch sử ở trường phổ thông đối diện với không ít khó khăn. Trong đó có việc học sinh không yêu thích môn Lịch sử; SGK có nội dung nặng và khó so với độ tuổi học sinh. Có nhiều chủ đề trước đây được dùng để dạy cho sinh viên thì nay được đưa vào dạy ở trường THPT. Khối lượng kiến thức của một chủ đề quá lớn so với thời lượng chương trình và khả năng tiếp thu của lứa tuổi học sinh. Vì vậy, giáo viên lúng túng khi lựa chọn đơn vị kiến thức để dạy.

Học sinh Trường THCS Trưng Vương trong một buổi học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Học sinh Trường THCS Trưng Vương trong một buổi học Lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

GS. TS Nguyễn Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thông tin, nội dung Lịch sử trong môn Lịch sử - Địa lý (bậc THCS) còn khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh. Một khối lượng kiến thức gần như của THPT trước đây được dồn nén vào THCS. Trong đó, nặng nhất là lớp 9. “Nhiều người còn so sánh với chương trình Lịch sử lớp 10, 11 thì nội dung kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9 có cảm giác nặng hơn”, ông Bình nói.

Lịch sử - Địa lý muốn “ly hôn”

Ông Trương Quốc Tám, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Ninh thông tin kênh hình dạy môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới đang là kênh hình “chết” do chưa có hướng dẫn. “Nhiều sinh viên sư phạm khi đi thực tập, trước bức tranh, cổ vật không thể nào làm cho nó sống động. Do vậy, kiến thức thực tế được đưa vào SGK nhưng không có sự sống”, ông Tám nói. Theo ông, Bộ GD&ĐT có quy định hệ thống thiết bị dạy học môn Lịch sử trong đó có bộ học liệu điện tử. Nhưng bộ học liệu này bản thân giáo viên tìm không có, chưa nói đến học sinh. Ông Tám cũng băn khoăn khi chương trình sắp triển khai hoàn thiện cả ba cấp, nhưng hiện nay, sự hoàn thiện đồng bộ vẫn còn thiếu.

Dạy tích hợp bậc THCS ở chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có môn Lịch sử - Địa lý cũng đang là vấn đề được giáo viên, dư luận quan tâm. Một số giáo viên đề xuất Bộ GD&ĐT không nên “cưỡng hôn” hai môn học này. Ông Nguyễn Hữu Hào, chuyên viên Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng các trường, sở GD&ĐT đang triển khai theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, giáo viên Địa lý được đào tạo bồi dưỡng kiến thức môn Lịch sử, và ngược lại trong thời gian ngắn 3 tháng. Mục tiêu để giáo viên Lịch sử dạy được Địa lý, giáo viên Địa lý dạy được Lịch sử. Môn Khoa học tự nhiên cũng đang như vậy nên rất khó khăn. “Đào tạo thời gian quá ngắn hiệu quả như thế nào trong khi để dạy một môn học, giáo viên mất từ 3-4 năm đào tạo. Kiến nghị trả lại vị trí độc lập 2 môn học này”, ông Hào nói.

Với những bất cập của chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu Bộ GD&ĐT phải xem xét điều chỉnh lại chương trình thì có thể thấy dường như ngành giáo dục mỗi lần đổi mới đều phải “đẽo cày giữa đường”. Chương trình giáo dục phổ thông cũ, năm 2000 ban hành, đến năm 2006 Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh lại. Sau đó, có thêm một lần giảm tải. Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên đưa ra các bất cập, khó khăn khi dạy môn tích hợp khiến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phải khẳng định sẽ phải xem xét điều chỉnh. Và môn Lịch sử ở chương trình THCS là một phân môn trong môn tích hợp Lịch sử - Địa lý sẽ không tránh khỏi “số phận lịch sử này”.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018. Đến ngày 3/8/2022 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, Lịch sử được điều chỉnh trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT, thay vì tự chọn như trước đó.

Có thể bạn quan tâm
Làm rõ việc chuyển đổi phương thức thi theo chương trình mới

Làm rõ việc chuyển đổi phương thức thi theo chương trình mới

10:30 21/02/2023

TP - Ngày 20/2, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, họp phiên thứ 2.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

07:00 24/02/2023

Công điện của Thủ tướng nêu rõ các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống nhân dân.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

13:00 19/02/2023

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang...

Khi học sinh lớp 9 học thử 15 môn học chương trình lớp 10

Khi học sinh lớp 9 học thử 15 môn học chương trình lớp 10

20:10 02/03/2024

Hơn 1.000 học sinh và phụ huynh lớp 9 của 3 trường THCS gồm: Minh Đức (quận 1), Nguyễn Du (quận 1) và Lê Quý Đôn (quận 3) tham gia học thử 15 môn học chương trình lớp 10 trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT.

Nhiều nước muốn Mỹ nối lại chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập

Nhiều nước muốn Mỹ nối lại chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập

17:30 22/02/2023

Liên minh 27 nước, trong đó có Pakistan, Thái Lan và Philippines, mới đây gửi thư bày tỏ hy vọng trong nhiệm kỳ khóa 118 của Quốc hội Mỹ, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ thông qua dự luật khôi phục lại GSP.

Thủ tướng Đức: Chương trình đào tạo phi công Ukraine lái F-16 là 'lời nhắn tới Nga'

Thủ tướng Đức: Chương trình đào tạo phi công Ukraine lái F-16 là 'lời nhắn tới Nga'

07:00 22/05/2023

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các chương trình đào tạo tiềm năng của đồng minh dành cho phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 là một thông điệp gửi tới Nga.

Canada cải cách Chương trình Sinh viên Quốc tế để tránh lừa đảo

Canada cải cách Chương trình Sinh viên Quốc tế để tránh lừa đảo

12:30 01/11/2023

Hàng trăm sinh viên quốc tế nhập học tại Canada bằng thư mời giả mạo. Hành vi gian lận chỉ bị phát hiện sau khi họ học xong và nộp đơn xin thường trú tại Canada.

Bộ phim Việt không bán được vé nào, lại rời rạp trong thua lỗ

Bộ phim Việt không bán được vé nào, lại rời rạp trong thua lỗ

10:00 24/06/2024

Với tình hình không bán được vé nào trong ngày, 'Móng vuốt' sắp rời rạp trong thua lỗ. Dịp cuối tuần, phim của đạo diễn Lê Thanh Sơn cũng hoàn toàn bị loạt phim ngoại lấn át, không vào nổi top 20 doanh thu.

Từ 1-12, cơ sở giáo dục đại học tự chủ xây dựng ‘chương trình chất lượng cao’?

Từ 1-12, cơ sở giáo dục đại học tự chủ xây dựng ‘chương trình chất lượng cao’?

01:30 18/06/2023

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bãi bỏ toàn bộ thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các 'chương trình chất lượng cao'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra