Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn

18:00 14/07/2024
Với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm, nước ta đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực.

Lĩnh vực bán dẫn, năng lượng "hút" nhiều dự án lớn

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Cả vốn đầu tư mới cũng như điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ với các mức tăng tương ứng 46,9% và 35%.

Vốn thực hiện ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng cả dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước.

Đáng chú ý là sự cải thiện đáng kể về chất lượng các dự án đầu tư. Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 6 tháng đầu năm.

Cùng với đó, vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có lợi thế trong thu hút ĐTNN như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư. Trong đó có Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,.... Đối tác đầu tư chủ yếu là các đối tác truyền thống của Việt Nam thuộc châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc…

3 yếu tố cốt lõi để giữ nhịp độ tích cực

Theo Bộ KH&ĐT, kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi yếu và đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kì dịch COVID-19, bất ổn địa chính trị và cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục tạo ra những thay đổi và tác động đến nền kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn.

Các tiêu chuẩn mới và thậm chí là các biện pháp can thiệp của một số chính phủ để định hướng hoạt động đầu tư, có thể ảnh hưởng đến xu hướng dịch chuyển FDI. Dòng vốn FDI tăng chậm và ngày càng tập trung giữa các quốc gia có liên kết địa chính trị, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược.

Dù vậy, theo đánh giá hiện tại của nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, triển vọng thu hút vốn FDI năm nay của Việt Nam sẽ giữ nhịp độ tích cực nhờ 3 yếu tố cốt lõi, gồm: (i) Vai trò quan trọng và ngày càng được củng cố trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia; (ii) tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi tích cực hơn trong năm nay; (iii) kinh tế vĩ mô ổn định.

Ngoài ra, Việt Nam có triển vọng đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp tiên phong. Ngành công nghệ đang trải qua rất nhiều đổi mới và số hóa. Tương tự, lĩnh vực năng lượng tái tạo đang thu hút sự quan tâm, với sự tập trung ngày càng tăng vào các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và năng lượng gió để tăng cường bền vững nguồn cung cấp điện cho Việt Nam.

Đồng thời, niềm tin của nhà đầu tư đối với Việt Nam tiếp tục được củng cố, các nhà đầu tư hiện hữu đều tin tưởng vào các chính sách của Chính phủ và tương lai phát triển của kinh tế Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, nhiều tiềm năng và dư địa trong trung và dài hạn.

Không những vậy, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện, điện tử ngày càng được củng cố, nên có xu hướng nhiều tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử đang đến với Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cũng nhận định rằng nước ta phải tích cực khắc phục một số điểm nghẽn hiện nay là: Khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điển tử bán dẫn; khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương tập trung nhiều dự án công nghiệp điện tử; rà soát các thủ tục để đơn giản hóa hơn và rút ngắn thời gian xử lý, nhất là các thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như giấy phép xây dựng, giấy phép phòng cháy, chữa cháy…

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để thời gian tới, các cấp, các ngành tập trung các giải pháp quyết liệt để giải quyết những điểm nghẽn này. Theo đó, sẽ có những tác động tích cực đến kết quả thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt mức tương đương hoặc cao hơn so với năm 2023.

Có thể bạn quan tâm
Nhà ở xã hội 'ế' nhưng người dân lại khó chạm tới

Nhà ở xã hội 'ế' nhưng người dân lại khó chạm tới

03:30 20/05/2024

Theo báo cáo từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trên cả nước, giao dịch nhà ở xã hội rất chậm, cả quý I/2024 chỉ có 221 căn,...

Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn nhờ được mùa, được giá

Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn nhờ được mùa, được giá

07:30 08/05/2024

Những ngày này, đi ngang qua các cánh đồng trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh nông dân địa phương đang tất bật thu hoạch dưa hấu. Năm nay, bà con đã quẳng nỗi lo tiêu thụ khi dưa vừa được mùa lại được giá, bán 'đắt như tôm tươi' ngay tại ruộng. Đang cặm cụi hái dưa vận chuyển ra bãi tập kết, ông Huỳnh Sang (trú xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) chia sẻ, ông bắt đầu xuống giống dưa hấu hồi tháng 1 Âm lịch....

Cục phó Phòng chống thiên tai xin lỗi người dân về khuyến cáo 'dùng đất sét, mỡ bò' để chống ngập

Cục phó Phòng chống thiên tai xin lỗi người dân về khuyến cáo 'dùng đất sét, mỡ bò' để chống ngập

20:50 19/10/2023

Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Cục trưởng Phòng chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, vừa xin lỗi người dân Đà Nẵng khi phát ngôn chưa chuẩn.

RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác

RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác

01:30 18/06/2023

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực toàn diện từ ngày 2/6/2023. Sự kiện này đánh dấu việc Hiệp định này đã có hiệu lực đầy đủ đối với 15 nước ký kết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

16:00 01/05/2023

Sáng 1/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Khởi công xây dựng cầu Đuống mới

Khởi công xây dựng cầu Đuống mới

11:50 22/07/2023

Sáng 22/7, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Đuống mới cho đường sắt. Đây là cầu mới được xây dựng để thay thế cầu Đuống hiện hữu.

Đề xuất giá điện mặt trời mái nhà bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Đề xuất giá điện mặt trời mái nhà bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

03:00 13/07/2024

Bộ Công Thương vừa báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về Dự thảo điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Trước đó, để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch, ngày 10/7, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất. Trên cơ sở ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án điện mặt trời tự sản,...

Cập nhật giá vàng sáng 25.6: Rơi vào tình trạng chờ đợi

Cập nhật giá vàng sáng 25.6: Rơi vào tình trạng chờ đợi

08:40 26/06/2024

Cập nhật giá vàng sáng 25.6: Tính đến 6h, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giấc mơ bảo tồn nguồn gen bản địa của 'Ông Hoàng hoa lan' Nguyễn Văn Kính

Giấc mơ bảo tồn nguồn gen bản địa của 'Ông Hoàng hoa lan' Nguyễn Văn Kính

14:20 08/05/2024

Những ngày này cả nước sống trong khí thế hào hùng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong những ký ức của một người lính, ông Nguyễn Văn Kính vẫn canh cánh về một dự án lớn nhất trong đời là bảo tồn loài phong lan bản địa - lưu giữ vẻ đẹp của núi rừng, như một “món quà” dâng lên Mẹ Tổ quốc - một thứ tài sản quốc gia và để lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Co loi xay ra
Co loi xay ra