Vào mùa bệnh tay chân miệng, phụ huynh không nên chủ quan

10:10 08/05/2024

Tháng 4-6 hằng năm, bệnh tay chân miệng bước vào mùa gây bệnh và lây lan. Hiện tại các bệnh viện nhi ở TP.HCM đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh này.

Trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: T.HIẾN
Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan, chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
BS DƯ TUẤN QUÝ

Vì bước vào cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng nên các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chú ý.

Ca bệnh tăng từ tháng 4

Thấy con nhỏ gần 3 tuổi có biểu hiện sốt, không chịu ăn uống, xuất hiện mụn nước khắp người ở tay, chân, miệng, chị N.Q. (33 tuổi, Đồng Nai) lo lắng đưa con nhỏ đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) khám. Kết quả bé mắc tay chân miệng độ nặng, buộc phải nhập viện điều trị nội trú.

Chị Q. cho biết rất ngỡ ngàng khi con mình mắc bệnh nặng và không biết nguồn lây bệnh từ đâu. Sau khi gửi con được 3 tuần ở nhà trẻ thì bé bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trên nên chị đưa con đến bệnh viện gấp.

"Ngay khi bé được chẩn đoán bệnh tay chân miệng, tôi đã báo ngay cho các cô giáo tại lớp để có biện pháp xử lý tránh lây nhiễm cho bé khác", chị Q. nói.

Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 2, số lượng trẻ ngoại trú và nội trú mắc bệnh tay chân miệng đến thăm khám, điều trị trong tháng 4 đã bắt đầu tăng so với tháng 3. Cụ thể số ca điều trị ngoại trú tăng từ 282 ca (tháng 3) lên 902 ca (tháng 4), số ca nhập viện điều trị nội trú tăng từ 15 ca (tháng 3) lên 82 ca (tháng 4).

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Dư Tuấn Quy - trưởng khoa nhiễm thần kinh của bệnh viện - cho biết số ca mắc bệnh tay chân miệng hiện nay đang điều trị tại bệnh viện ở mức ổn định.

Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc bệnh viện - cho hay hiện khoa đang điều trị 10 trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ 2A, chủ yếu ở các tỉnh miền Tây chuyển đến.

Tại TP.HCM, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), trong tuần cuối của tháng 4 ghi nhận 309 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 20% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 4 là 2.974 ca.

Chú ý dấu hiệu chuyển nặng

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu - khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết bệnh tay chân miệng đang bước vào mùa dịch trong năm.

So với năm ngoái, bệnh tay chân miệng năm nay đến sớm hơn nhưng đúng theo chu kỳ dịch bệnh hằng năm. Bệnh tay chân miệng có hai mùa dịch trong năm, bắt đầu từ tháng 4-5 và tháng 9-10.

Năm nay, số ca mắc bệnh ghi nhận tăng từ đầu tháng 4. Đây được xem là chu kỳ dịch bệnh bình thường. So với năm 2023, dịch tay chân miệng đến tháng 5 mới xuất hiện nhưng kéo dài đến cuối năm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho biết bệnh tay chân miệng "rất ưa" và dễ tăng hơn vào mùa nóng ẩm như hiện nay. Điều này có thể báo hiệu bệnh tay chân miệng sắp bước vào mùa, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan, cần chủ động phòng bệnh cho trẻ.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu lưu ý bệnh tay chân miệng thường diễn tiến trong 7 ngày. Trong đó, giai đoạn dễ trở nặng nhất là khoảng ngày thứ 2-5. Lúc này, phụ huynh cần theo dõi con kỹ càng và đưa bé nhập viện nếu có các dấu hiệu như: sốt cao không hạ, ngủ giật mình chới với hoảng hốt với tần suất tăng lên nhiều hơn 2 lần/30 phút hoặc 3 lần/giờ, ói nhiều, lừ đừ, run tay chân, đi đứng loạng choạng, co giật hoặc có các dấu hiệu thần kinh như cổ gà, lơ mơ, tím tái...

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện trễ, chuyển nặng, bác sĩ Dư Tuấn Quy cho biết trẻ có thể đối mặt nhiều biến chứng nguy hiểm (viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp...), dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Chưa có vắc xin, phải tăng cường phòng bệnh

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu khuyến cáo hiện chưa có vắc xin bệnh tay chân miệng, chỉ có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giữ vệ sinh.

Trẻ nên được tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc từ ở ngoài về. Ngoài ra, các vật dụng, bề mặt, môi trường xung quanh các bé cũng cần được cọ rửa kỹ càng để tránh vi rút gây bệnh lây lan.

Có thể bạn quan tâm
Khi bệnh viện công buộc phải cạnh tranh

Khi bệnh viện công buộc phải cạnh tranh

09:10 17/05/2024

Nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khi vào bệnh viện công là sự đông đúc đến ngộp thở, là thái độ phục vụ tắc trách của đội ngũ, là sự nhếch nhác của cơ sở vật chất... Nhưng ở nhiều bệnh viện công giờ tình hình đã thay đổi đáng ngạc nhiên.

Xây Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nơi mới, cơ sở tại đường Yersin sẽ làm gì?

Xây Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nơi mới, cơ sở tại đường Yersin sẽ làm gì?

07:30 27/12/2023

Nhiều người dân quan tâm, khi chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cơ sở của bệnh viện tại đường Yersin, TP Nha Trang sẽ được làm gì?

Tăng Thân Nhiệt Ác Tính: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Tăng Thân Nhiệt Ác Tính: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:40 15/07/2024

Tóm tắt Một phản ứng dược lý đe dọa tính mạng xảy ra khi dùng gây mê toàn thân, đặc trưng bởi quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến nhiệt độ cơ thể cao nguy hiểm, cơ bắp cứng nhắc hoặc co thắt và nhịp tim nhanh. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức k...

Thái Lan tính hợp pháp hóa việc mang thai hộ cho người nước ngoài

Thái Lan tính hợp pháp hóa việc mang thai hộ cho người nước ngoài

07:00 02/03/2024

Thái Lan đang sửa đổi luật cho phép các cặp đôi nước ngoài sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở nước này.

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

05:10 13/05/2024

Tóm tắt Một bệnh ung thư tuyến tiền liệt, một phần của hệ thống sinh sản nam. Tuyến tiền liệt là một tuyến hình quả nhỏ ở nam giới tạo ra chất lỏng tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Điều này gây ra máu trong nước tiểu, máu trong tinh dịch, xuất tinh đau đớn và rối loạn chức năng cương dương. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu ...

Làm sao để người đăng ký được hiến tạng sau khi chết?

Làm sao để người đăng ký được hiến tạng sau khi chết?

20:20 16/07/2024

Nhiều người dù đã đăng ký hiến tạng nhưng sau khi qua đời không thể như mong muốn vì không được sự đồng ý của gia đình, người thân.

Tiền Tiểu Đường: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Tiền Tiểu Đường: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

07:30 06/06/2024

Tóm tắt Khoảng thời gian trước khi phát triển bệnh tiểu đường loại 2, nơi lượng đường trong máu cao, nhưng không có triệu chứng nào khác của bệnh tiểu đường được nhìn thấy. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nói chung không có triệu chứng nào khá...

Tại sao người dân tỉnh này sang tỉnh khác khám chữa bệnh không được trả đủ phí?

Tại sao người dân tỉnh này sang tỉnh khác khám chữa bệnh không được trả đủ phí?

17:00 28/02/2024

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, hiện nay người dân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác tỉnh nơi cư trú sẽ không được trả đủ phí. Vụ Bảo hiểm (Bộ Y tế) cho hay đây là quy định nhằm đảm bảo phân tuyến chuyên môn, tránh tình trạng quá tải.

Ba người ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu

Ba người ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu

00:50 09/05/2024

Ngày 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 người bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới