Hàng ngàn cha mẹ lo lắng trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đưa trẻ đi khám

03:10 02/06/2024

Theo các bác sĩ, các bậc cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của trẻ, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới 4cm/năm thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Một bà mẹ ở TP.HCM lo lắng con trai chậm phát triển chiều cao đã đưa con đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để khám trong ngày 1-6 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Ngày 1-6, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) đã tổ chức buổi lễ khởi động chương trình "Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em".

Quan tâm tới việc phát triển chiều cao của trẻ

"Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã tiếp nhận hàng ngàn ca đến thăm khám, để được tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Những trẻ em này không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác". Ông Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đã cho biết như vậy tại buổi lễ.

Cũng theo ông Chiến, hiện các bậc phụ huynh đã quan tâm tới việc phát triển chiều cao của trẻ.

Bắt đầu được triển khai từ năm 2017, tính đến nay, chương trình tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao đã tầm soát miễn phí cho khoảng 2.400 trẻ. Tổng số trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng thông qua chương trình là hơn 200 trẻ.

Năm nay, chương trình dự kiến tiếp nhận khoảng 300 trẻ đến thăm khám với 8 buổi khám trong 4 tuần. Ngay trong tuần đầu tiên, số trẻ được tiếp nhận thăm khám là khoảng 80 trẻ.

Theo các bác sĩ, chậm tăng trưởng là tình trạng xảy ra khi tốc độ phát triển của trẻ không đạt được các mốc về cân nặng và chiều cao bình thường đối với từng độ tuổi. Thông thường, trẻ có tầm vóc thấp được định nghĩa là trẻ có chiều cao dưới -2SD so với trẻ cùng tuổi, giới tính, chủng tộc.

Các yếu tố ảnh hưởng chiều cao thường được phân thành các nhóm lớn gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, bệnh lý mạn tính và các nguyên nhân liên quan bệnh lý nội tiết.

Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi được. Riêng trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng (nằm trong nhóm các nguyên nhân liên quan bệnh lý nội tiết).

Chỉ được cha mẹ phát hiện chậm cao khi đến tuổi đi học

Tại Việt Nam, có một thực tế là trẻ thường chỉ được cha mẹ phát hiện chậm cao khi đến tuổi đi học. Tức là khi các bậc cha mẹ có điều kiện so sánh chiều cao của trẻ với các bạn đồng trang lứa. Đôi khi, tình trạng chậm cao của trẻ cũng có thể được phát hiện tình cờ khi trẻ đi khám một bệnh lý khác.

BS. CKI Trần Thị Ngọc Anh, khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, khuyến cáo, các bậc cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới 4cm/năm thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Nếu đường cong biểu diễn chiều cao của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống và đã loại trừ vấn đề suy dinh dưỡng thì rất có thể, trẻ rơi vào trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng.

Triển vọng điều trị cho trẻ bị chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào thời điểm bắt đầu điều trị cho trẻ.

"Nếu tình trạng tăng trưởng chậm ở trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ hoàn toàn có thể đạt được chiều cao gần với mức bình thường hoặc thậm chí phát triển bình thường như những đứa trẻ cùng tuổi khác", bác sĩ Ngọc Anh cho hay.

Thông thường, trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng có thể được chỉ định tiêm hormone tăng trưởng.

Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện liên tục trong vài năm khi trẻ đang phát triển. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ hiệu quả của việc tiêm hormone tăng trưởng và có thể điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm hormone tăng trưởng đối với những trẻ bị chậm tăng trưởng do nhiều bệnh lý khác như nhỏ so với tuổi thai, hội chứng Turner, bệnh thận mạn.

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm

Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đơn thuần biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm.

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng ở thể nhẹ, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chiều cao hạn chế (thấp hơn nhiều so với trung bình).

Riêng đối với trẻ thiếu hormone tăng trưởng nặng có thể có những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam...

Một số trẻ thiếu hormone tăng trưởng có thể có mỡ quanh vùng bụng, mũm mĩm dù tỷ lệ cơ thể bình thường. Trẻ thiếu hormone tăng trưởng cũng có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi. Ngoài ra, một số các triệu chứng về tâm lý cũng có thể xảy ra với trẻ thiếu hormone tăng trưởng như thiếu tập trung, trí nhớ kém…

Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện Thống Nhất phấn đấu trở thành bệnh viện lão khoa hạng đặc biệt

Bệnh viện Thống Nhất phấn đấu trở thành bệnh viện lão khoa hạng đặc biệt

15:10 28/10/2023

Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất khẳng định đang phấn đấu xây dựng bệnh viện trở thành một bệnh viện lão khoa toàn diện hạng đặc biệt.

25 học sinh nhập viện sau tiệc trung thu

25 học sinh nhập viện sau tiệc trung thu

10:10 30/09/2023

Có 25 học sinh tiểu học tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện kiểm tra sức khỏe, ba em khác điều trị tại nhà sau tiệc liên hoan trung thu.

Xã đảo Thạnh An: Trạm y tế chật hẹp xuống cấp, trường học bỏ hoang suốt 5 năm

Xã đảo Thạnh An: Trạm y tế chật hẹp xuống cấp, trường học bỏ hoang suốt 5 năm

14:40 20/10/2023

Dù thống nhất địa điểm, nguồn ngân sách, chuẩn bị danh mục kỹ thuật và có bản vẽ thiết kế, trạm y tế xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) chưa thể khởi công.

Việt Nam có thể 'dư' cả triệu nam giới: Nơi nào ‘thừa’ nhiều nhất?

Việt Nam có thể 'dư' cả triệu nam giới: Nơi nào ‘thừa’ nhiều nhất?

18:10 21/06/2023

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Dân số, dự kiến Việt Nam sẽ có 1,5 triệu nam giới 'dư thừa' vào năm 2034 và có thể lên tới 4,3 triệu vào năm 2050 nếu không giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Những việc người trẻ cần làm để phòng ngừa ung thư sớm

Những việc người trẻ cần làm để phòng ngừa ung thư sớm

19:40 21/04/2024

Ung thư khởi phát sớm được định nghĩa là các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở những người dưới 50 tuổi.

Ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng là tay chân miệng

Ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng là tay chân miệng

22:20 19/10/2023

Ca nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng được Viện Pasteur Nha Trang trả kết quả là bệnh tay chân miệng.

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

19:50 24/03/2024

Dù được bác sĩ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc tận tình cứu chữa nhưng sản phụ M. bị băng huyết nặng, hôn mê sâu, tụt huyết áp, nên đã tử vong.

U Nguyên Bào Thần Kinh Đệm: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

U Nguyên Bào Thần Kinh Đệm: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:40 11/05/2024

Tóm tắt Một khối u ung thư phát triển trong não. Khối u hình thành trong các tế bào hình ngôi sao của não được gọi là tế bào hình sao, hỗ trợ hệ thần kinh. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng bao gồm: Đau đầu dai dẳng Buồn nôn Nôn ...

Ký hợp tác y tế để người dân không phải lên tuyến trên khám và điều trị

Ký hợp tác y tế để người dân không phải lên tuyến trên khám và điều trị

14:50 21/07/2023

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ngành y tế TP.HCM và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Cần Thơ sáng 21-7.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới