Ukraine khởi công xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân theo thiết kế của Mỹ tại nhà máy hạt nhân ở phía tây đất nước.
Lễ khởi công xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ và nhiên liệu của Mỹ diễn ra nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi, tỉnh Khmelnytskyi ngày 11/4. Công nhân nhà máy đã đổ một m3 bê tông tượng trưng cho hai lò phản ứng. Dự án nhằm tăng cường an ninh năng lượng của Ukraine và giảm phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân của Nga.
Quan khách có mặt trong lễ khởi công có lãnh đạo cơ quan vận hành hạt nhân quốc gia Ukraine (Energoatom) Petro Kotin, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko, Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink và Patrick Fragman, giám đốc điều hành công ty năng lượng hạt nhân Mỹ Westinghouse.
Energoatom yêu cầu báo chí đưa tin lễ khởi công vào 13/4 do e ngại Nga tập kích. Ông Galushchenko gọi kế hoạch xây dựng Khmelnytskyi là dự án hiện đại hóa quan trọng nhất của Ukraine kể từ Thế chiến II.
Khoảng một nửa lượng điện ở Ukraine là điện hạt nhân. Tất cả các lò phản ứng đang hoạt động của Ukraine đều do Liên Xô thiết kế nhưng bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiên liệu của Mỹ.
Nhà máy điện Khmelnytskyi đã có sẵn hai lò phản ứng đang hoạt động. Lò phản ứng 3 và 4 đã được xây dựng một phần theo thiết kế của Liên Xô.
Lễ khởi công nhằm xây dựng lò phản ứng số 5 và 6 áp dụng công nghệ AP1000 của Westinghouse. Mỗi tổ máy sẽ đạt công suất trên 1.100 MW và theo Fragman, đây sẽ là "lò phản ứng hạt nhân tiên tiến nhất thế giới".
Khi cả 6 lò phản ứng cùng hoạt động, Khmelnytskyi sẽ trở thành nhà máy lớn nhất châu Âu, vượt qua Zaporizhzhia, theo ông Kotin. Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine nằm ở phía nam đất nước, hiện do Nga kiểm soát.
Energoatom và Westinghouse không tiết lộ thời điểm các lò phản ứng đi vào hoạt động. Energoatom cho hay xây dựng một tổ máy phản ứng thời bình cần 5 năm và chi phí ước tính trên 5 tỷ USD.
Fragman cho biết tổ máy đầu tiên sẽ được tăng tốc xây dựng vì Ukraine đã đồng ý mua thiết bị lắp sẵn. Ngân hàng Exim Bank của Mỹ sẽ tài trợ một phần cho dự án. Tỉnh Khmelnytskyi là mục tiêu tấn công thường xuyên của Nga vì ở đây có căn cứ không quân lớn.
Hồng Hạnh (Theo AFP)
Ngày 6/2, Đại sứ, Trưởng phái đoàn các nước ASEAN tại New York đã có cuộc gặp với ông Alounkeo Kittikhoun, nguyên Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Lào, Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar để thông tin, trao đổi và thúc đẩy các biện pháp về tình hình Myanmar.
Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho 'dòng nước cách mạng' vĩ đại.
Hỏa hoạn bùng lên tại một cửa hàng ở tỉnh Giang Tây, miền trung Trung Quốc, khiến ít nhất 39 người chết và 9 người bị thương.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tặng Tổng thống Nga cặp chó Pungsan, giống chó được coi là 'quốc khuyển' của Bình Nhưỡng.
Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó hạ ngưỡng tấn công hạt nhân cũng như mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự thuộc đối tượng răn đe, đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Ukraine khánh thành sứ quán ở Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Congo và chuẩn bị mở thêm loạt cơ sở ngoại giao tại châu Phi.
Nghị sĩ Ukraine công bố dự luật cho phép doanh nghiệp nộp ngân sách 500 USD hàng tháng đối với mỗi lao động họ muốn được hoãn nghĩa vụ quân sự.
Sau 'mưa tên lửa' mà Iran trút vào Israel tối 1/10, khiến nguy cơ xung đột toàn diện lan rộng ở Trung Đông, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và lãnh đạo của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều đã họp khẩn.
Ngày 6/8, một quan chức Mỹ cho biết, khoảng 10 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã bay đến một căn cứ quân sự ở Trung Đông trước đó một ngày.