Ngày 6/8, một quan chức Mỹ cho biết, khoảng 10 chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã bay đến một căn cứ quân sự ở Trung Đông trước đó một ngày.
Chảo lửa Trung Đông: Mỹ điều hàng loạt máy bay chiến đấu, tuyên bố sẽ không dung thứ một việc, cố can ngăn Israel-Iran 'manh động' |
Chiến đấu cơ F/A-18E trên tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. (Nguồn: USINDOPACOM) |
Theo hãng tin AP, các máy bay F/A-18 và một máy bay do thám E-2D Hawkeye đã cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang ở Vịnh Oman và đến một căn cứ không được tiết lộ.
Tin liên quan |
Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực |
Nguồn tin trên cho hay, việc triển khai máy bay phản lực của Hải quân Mỹ trên đất liền dự kiến chỉ là tạm thời vì một phi đội gồm khoảng 10 máy bay chiến đấu F-22 của Không quân nước này đang trên đường từ căn cứ quân sự Alaska đến trong vài ngày tới. Thời gian đồn trú của những chiếc máy bay này sẽ phụ thuộc tình hình.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ra lệnh tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này ở Trung Đông do lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang sau các vụ sát hại chỉ huy cấp cao của Hezbollah ở Lebanon và thủ lĩnh chính trị hàng đầu của Hamas ở Iran hồi tuần trước.
Động thái trên là một phần trong nỗ lực của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm bảo vệ quân đội nước này cũng như Israel khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng của Iran cùng lực lượng ủy nhiệm.
Cùng ngày 6/8, ông Austin cho biết, Mỹ sẽ "không dung thứ" cho các vụ tấn công vào quân đội nước này ở Trung Đông, sau một vụ bắn tên lửa vào căn cứ Ain al-Assad ở miền Tây Iraq làm 7 quân nhân Mỹ bị thương hôm 5/8.
Một tuyên bố của Lầu Năm Góc về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Austin và người đồng cấp Israel Yoav Gallant mô tả vụ bắn tên lửa là "một cuộc tấn công của lực lượng dân quân liên kết với Iran nhằm vào lực lượng Mỹ", đánh dấu "sự leo thang nguy hiểm".
Trong khi đó, cũng ngày 6/8, phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh, cả Iran lẫn Israel đều nên tránh leo thang xung đột ở Trung Đông và Washington đang "nỗ lực hết sức để giảm căng thẳng cũng như ngăn chặn xung đột lan rộng".
Nhà ngoại giao nêu rõ: "Không nên leo thang xung đột này. Chúng tôi đã tham gia vào hoạt động ngoại giao mạnh mẽ với các đồng minh và đối tác, truyền đạt thông điệp đó trực tiếp đến Iran và Israel. Mọi người trong khu vực nên hiểu rằng các cuộc tấn công tiếp theo chỉ làm kéo dài xung đột, bất ổn, mất an ninh".
Ngoài ra, theo ông Blinken, cam kết của Mỹ đối với an ninh của Israel là tuyệt đối và Washington sẽ tiếp tục bảo vệ đồng minh.
Tổng thống đắc cử Indonesia thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ công du châu Âu, Hội nghị Ngoại trưởng NATO... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Bà Paetongtarn Shinawatra cam kết thúc đẩy kinh tế, kêu gọi người dân góp sức phát triển đất nước, sau khi được phê chuẩn làm Thủ tướng Thái Lan.
Từ luật sư ít tiếng tăm, Alina Habba giờ trở thành đại diện pháp lý hàng đầu của cựu tổng thống Trump trong các vụ kiện tụng đầy thách thức.
Ngày 1/3, Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice - ICJ) cho biết, Nicaragua đã đệ đơn kiện Đức ra trước ICJ với cáo buộc cung cấp tài chính và viện trợ quân sự cho Israel, cũng như ngừng cấp kinh phí cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/9.
Nga và Ukraine đang lên kế hoạch cho các chiến lược quan trọng trong năm 2025. Có nhiều yếu tố quan trọng mà cả hai cần phải tính đến để quyết định cục diện xung đột.
Nga công bố video UAV Granat-4 chỉ thị mục tiêu cho đạn pháo Kranopol bắn trúng xe tăng Abrams bị Ukraine bỏ lại ở tỉnh Donetsk.
Cựu thủ lĩnh Hamas Khaled Mashal trở lại vị trí lãnh đạo tổ chức này sau khi quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt được ông Yahya Sinwar.
Chính phủ Honduras thông báo sẽ xây dựng nhà tù có sức chứa 20.000 người, gần bằng tổng số lượng tù nhân hiện nay, để chống tội phạm.