Sau "mưa tên lửa" mà Iran trút vào Israel tối 1/10, khiến nguy cơ xung đột toàn diện lan rộng ở Trung Đông, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và lãnh đạo của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều đã họp khẩn.
Iran tấn công Israel bằng tên lửa: HĐBA và G7 đồng loạt họp khẩn, LHQ kêu gọi 'lý trí thức tỉnh', Mỹ cảnh báo Tehran |
Cuộc họp của HĐBA trong ngày 2/10 về tình hình Trung Đông sau khi Iran tấn công Israel bằng tên lửa. (Nguồn: UN News) |
UN News đưa tin, phát biểu tại phiên họp khẩn của HĐBA, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, Iran đã phóng khoảng 200 tên lửa đạn đạo về phía Israel.
Tin liên quan |
Tình hình Lebanon: Iran và Tình hình Lebanon: Iran và 'trục kháng chiến' phát tín hiệu nguy hiểm, Mỹ tăng quân đến Trung Đông |
Iran tuyên bố đây là hành động đáp trả việc một số nhân vật của nước này cũng như của các phong trào Hamas và Hezbollah bị thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trước đó.
Tuy nhiên, người đứng đầu LHQ nhấn mạnh rằng, nghịch lý là cuộc tấn công của Iran không hỗ trợ cho sự nghiệp của người dân Palestine hay giảm bớt đau khổ của họ.
Về phía Mỹ, Đại sứ nước này tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cảnh báo Iran không được tấn công các cơ sở của Washington và Israel, nói rõ: "Các hành động của chúng tôi mang tính chất phòng thủ" và “chính quyền Iran sẽ phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình”.
Trong khi đó, trong khuôn khổ khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva (từ 9/9-11/10), Cao ủy nhân quyền LHQ Volker Turk kêu gọi tất cả các quốc gia, bao gồm cả các thành viên HĐBA hành động kiên quyết để ngăn chặn một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Trong thông báo, ông Turk nhấn mạnh: “Xung đột sẽ kèm theo hậu quả lớn đối với dân thường. Điều quan trọng là các nước phải sử dụng tiếng nói và ảnh hưởng của mình để đưa các bên tham chiến vào bàn đàm phán để chấm dứt điều này. Chúng tôi kêu gọi lý trí. Hòa bình phải thắng thế”.
24 trong số 47 thành viên của Hội đồng nhân quyền đã lên tiếng nhấn mạnh sự cần thiết của việc chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza và trả tự do cho tất cả các con tin Israel.
Họ cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự leo thang nguy hiểm trong khu vực giữa Hezbollah và Israel, trong bối cảnh có báo cáo về các cuộc đụng độ giữa hai bên trên ranh giới phân cách do LHQ tuần tra và việc Iran tấn công Israel bằng tên lửa.
Phái đoàn một số nước từ Nam Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ một liên minh toàn cầu mới tìm kiếm giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Liên quan cuộc họp khẩn trực tuyến của lãnh đạo Nhóm G7 do Thủ tướng Italy Giorgia Meloni chủ trì, các nước đã ra tuyên bố bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” trước những leo thang căng thẳng gần đây ở Trung Đông, nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột trên khắp khu vực không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định rằng, “một giải pháp ngoại giao vẫn có thể thực hiện được”, đồng thời nhất trí cùng hợp tác để giảm căng thẳng, ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 2735 của LHQ về Gaza và Nghị quyết 1701 về ổn định biên giới Israel-Lebanon.
Nga tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị APEC ở 'mức phù hợp', Hungary lo kết nạp Ukraine vào EU sẽ gây ra chiến tranh, Mỹ - Hàn lên án Bình Nhưỡng 'chuyển vũ khí cho Nga'... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte bất ngờ thăm Ukraine để thảo luận về chiến sự và 'kế hoạch chiến thắng' của Kiev với Tổng thống Zelensky.
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây 'hầm phòng thủ' đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất sáng kiến của Việt Nam về đăng cai Diễn đàn Tương lai ASEAN khi tham gia hội nghị AMM Retreat tại Lào.
Tổng thống Zelensky lần đầu xác nhận lực lượng nước này đang 'đưa cuộc chiến vào lãnh thổ Nga', nói rằng đây là nỗ lực nhằm 'phục hồi công lý'.
Arab Saudi giải thích số người tử vong cao trong đợt hành hương không phải vì nước này quản lý kém, mà là do nhiều tín đồ không giấy phép đã đánh giá sai mức độ rủi ro.
Tổng thống Zelensky cho biết các nước đối tác cam kết gửi tàu vũ trang cho Ukraine để bảo vệ hành lang ngũ cốc trên Biển Đen.
Iran và Iraq nhất trí thực hiện thỏa thuận an ninh biên giới ký kết vào tháng 3 năm ngoái, nhằm bảo đảm an ninh bền vững dọc theo biên giới chung.
Ngày 22-7, Đài Loan chính thức bắt đầu cuộc tập trận thường niên lớn nhất Hán Quang, với kịch bản giả định là hòn đảo bị Trung Quốc tấn công.