Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

18:00 20/11/2024

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó hạ ngưỡng tấn công hạt nhân cũng như mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự thuộc đối tượng răn đe, đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'
Học thuyế hạt nhân sửa đổi của Nga gây ra các phản ứng khác nhau từ quốc tế. (Nguồn: Getty Images)

Theo hãng tin Sputnik, ngày 20/11, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết, Tokyo theo dõi chặt chẽ các xu hướng ở Nga trong bối cảnh học thuyết hạt nhân của nước này có nhiều thay đổi, lưu ý rằng, điều đáng lo ngại là trước đó, "Nga đã ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân liên quan xung đột Ukraine".

Tin liên quan
Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố
Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố 'kim bài' bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ 'manh động'

Ông Hayashi nói rằng: "Nhật Bản là quốc gia duy nhất phải chịu đựng vũ khí hạt nhân và tin rằng không nên có mối đe dọa nào về loại vũ khí này, càng không nên sử dụng chúng".

Theo quan chức Nhật Bản, Tokyo đã truyền đạt lập trường trên cho Moscow trong mọi cơ hội cũng như dã kêu gọi cùng với cộng đồng quốc tế và "có ý định tiếp tục làm như vậy".

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2 cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot nhấn mạnh rằng, quyết định hạ ngưỡng tấn công hạt nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ là "lời nói" và "không đe dọa được chúng tôi".

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã phản ứng với học thuyết hạt nhân mới của Nga.

Về phía Trung Quốc, nước này kêu gọi các bên “bình tĩnh và kiềm chế” sau động thái của Moscow và nên cùng hợp tác thông qua đối thoại để giảm căng thẳng và rủi ro chiến lược.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết, lập trường của Bắc Kinh vẫn là khuyến khích các bên hạ nhiệt tình hình và giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng biện pháp chính trị, đồng thời khẳng định quốc gia Đông Bắc Á sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề này.

Ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, học thuyết hạt nhân cập nhật của nước này. Nguyên tắc cơ bản của học thuyết coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới đã thúc đẩy Nga làm rõ các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân. Cụ thể, học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự thuộc đối tượng răn đe hạt nhân, cũng như danh sách các mối đe dọa quân sự mà việc răn đe này hướng tới để đối phó.

Ngoài ra, văn kiện nêu rõ, Nga giờ đây sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia không có hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấn công chung.

Moscow cũng bảo lưu quyền cân nhắc đáp trả hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền của mình, hành động tấn công quy mô lớn bằng máy bay, tên lửa và thiết bị bay không người lái của đối phương vào lãnh thổ Nga, việc chúng xâm phạm biên giới Nga cũng như tấn công vào nước đồng minh Belarus.

Nói về học thuyết này, cùng ngày, 19/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố đây là một văn bản rất quan trọng "đòi hỏi phải được phân tích sâu sắc ở cả trong nước và có lẽ cả ở nước ngoài".

Có thể bạn quan tâm
Ukraine đăng video biệt kích tấn công trong lãnh thổ Nga

Ukraine đăng video biệt kích tấn công trong lãnh thổ Nga

11:50 06/01/2024

Tình báo Ukraine đăng video biệt kích nước này xâm nhập tỉnh biên giới Belgorod của Nga, tấn công một tiền đồn đối phương.

Hai máy bay quân sự đâm nhau trong lúc diễn tập khiến 10 người thiệt mạng

Hai máy bay quân sự đâm nhau trong lúc diễn tập khiến 10 người thiệt mạng

16:50 23/04/2024

Đang diễn tập cho cuộc duyệt binh nhân 90 năm ngày Hải quân Malaysia, hai chiếc trực thăng quân sự bất ngờ va chạm và rơi xuống đất khiến cả 10 người trên máy bay đều tử vong.

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

05:45 22/10/2024

'Cây gậy và củ cà rốt' là chiến lược quen thuộc với nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng leo thang tại Trung Đông, Israel quyết 'rạch ròi' trong các lợi ích chiến lược, chiến thuật này liệu có hiệu quả hay không?

Tại sao chuyến thăm Ai Cập của Thủ tướng Narendra Modi lại quan trọng?

Tại sao chuyến thăm Ai Cập của Thủ tướng Narendra Modi lại quan trọng?

11:00 18/06/2023

Sau Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm Cairo từ ngày 24-25/6. Chuyến đi diễn ra vào thời điểm Ai Cập quan tâm đến việc gia nhập BRICS và giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây.

Lãnh tụ tối cao Iran kêu gọi 'sát cánh cùng Hezbollah'

Lãnh tụ tối cao Iran kêu gọi 'sát cánh cùng Hezbollah'

22:00 28/09/2024

Lãnh tụ Iran Khamenei chỉ trích 'chính sách thiển cận' của Israel, kêu gọi các nhóm Hồi giáo sát cánh cùng Hezbollah sau vụ hạ sát thủ lĩnh Hassan Nasrallah.

Canada tiến thoái lưỡng nan với đội xe tăng Leopard 2

Canada tiến thoái lưỡng nan với đội xe tăng Leopard 2

17:10 13/02/2024

Canada đã triển khai Leopard 2 trong nhiệm vụ ở nước ngoài đầu tiên sau hơn một thập kỷ, song tương lai đội xe tăng nước này vẫn chưa chắc chắn.

Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ

Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ

05:30 28/09/2024

Ngày 27/9, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học “Xu thế hình thành trật tự quốc tế số đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.

Tin thế giới 27/5: Nga truy nã tướng hàng đầu của Ukraine, tàu sân bay Mỹ quay lại Biển Đông, Đức kết án cựu sĩ quan làm gián điệp cho Moscow

Tin thế giới 27/5: Nga truy nã tướng hàng đầu của Ukraine, tàu sân bay Mỹ quay lại Biển Đông, Đức kết án cựu sĩ quan làm gián điệp cho Moscow

22:50 27/05/2024

Philippines yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động phi pháp ở Biển Đông, Đức nói 30 năm nữa Ukraine mới có thể gia nhập NATO, El Salvador truy quét tội phạm quy mô lớn, Ba Lan xây công sự dọc biên giới với Nga và Belarus.... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nước Nga bước vào cuộc bầu cử tổng thống 2024, lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra điều này

Nước Nga bước vào cuộc bầu cử tổng thống 2024, lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra điều này

11:30 15/03/2024

Vào lúc 8h00 ngày 15/3 (giờ địa phương, 3h00 cùng ngày theo giờ Hà Nội), các điểm bỏ phiếu đầu tiên tại Vùng Kamchatka của nước Nga đã mở cửa để người dân đến bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới