Tổng thống Mỹ lo ngại vụ ám sát thủ lĩnh Hamas tại Tehran sẽ hủy hoại nỗ lực ngừng bắn tại Dải Gaza, song Thủ tướng Israel bác bỏ.
Truyền thông Mỹ tuần này dẫn lời các quan chức Mỹ và Israel giấu tên hé lộ cuộc thảo luận giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu một ngày sau vụ thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát.
Cuộc điện đàm được mô tả "cực kỳ căng thẳng". Ông Netanyahu phủ nhận Israel là rào cản đối với thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời bác bỏ lập luận của Tổng thống Biden rằng cái chết của ông Haniyeh trên lãnh thổ Iran có thể gây hại đến nỗ lực đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột và thả con tin.
Một quan chức Israel cấp cao cho biết ông Netanyahu khẳng định không tìm cách ngăn chặn lệnh ngừng bắn. Ông Netanyahu thừa nhận vụ ám sát thủ lĩnh Hamas, nhà đàm phán chính trong các cuộc thảo luận, sẽ làm gián đoạn tiến trình vài ngày. Tuy nhiên, ông cho rằng sự kiện này cuối cùng sẽ đẩy nhanh việc hoàn tất thỏa thuận khi làm gia tăng áp lực lên Hamas.
Trong khi đó, Tổng thống Biden nhận định vụ ám sát xảy ra sai thời điểm. Washington vốn kỳ vọng quá trình đàm phán đang đi đến hồi kết, một quan chức Mỹ cho biết.
Ông Biden cũng lo ngại chiến dịch nhằm vào thủ lĩnh Hamas diễn ra ngay tại thủ đô Tehran, Iran có thể làm xung đột lan rộng hơn trong khu vực, điều mà Tổng thống Mỹ cố gắng ngăn chặn.
Theo quan chức hai nước, phía Israel không thông báo cho Mỹ về kế hoạch hạ thủ lĩnh Hamas dù vài ngày trước đó Tổng thống Biden đón ông Netanyahu tại Nhà Trắng.
Bất chấp bất đồng giữa ông Biden và ông Netanyahu, hai đồng minh vẫn hợp tác chặt chẽ trước kịch bản Iran tấn công trả thù vụ thủ lĩnh Hamas bị sát hại.
Tổng thống Biden lệnh cho quân đội Mỹ điều thêm chiến hạm và máy bay quân sự tới Trung Đông. Các sĩ quan quân đội nước này dự kiến hợp tác với phía Israel giống như chiến dịch phòng thủ trước đòn tập kích với 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Iran hồi tháng 4.
Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 8/8 thông báo nước này đã chấp nhận đề xuất của các nước trung gian Mỹ, Qatar, Ai Cập về việc nối lại đàm phán ngừng bắn và sẽ cử một phái đoàn đến Cairo hoặc Doha vào ngày 15/8.
Tuy nhiên, Hamas chưa bình luận về đề xuất của các nước trung gian. Nhóm này đã chọn thủ lĩnh chính trị mới là Yahya Sinwar, 61 tuổi. Ông vốn là lãnh đạo Hamas tại Gaza, đã chỉ đạo cuộc đột kích vào Israel ngày 7/10/2023. Giới quan sát đánh giá ông sẽ có lập trường rất cứng rắn.
Ở phía Israel, các thành viên cực hữu trong đảng của Thủ tướng Netanyahu vẫn giữ quan điểm phản đối đạt lệnh ngừng bắn với Hamas. Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich gọi đó là "cái bẫy nguy hiểm" có thể gây tổn hại đến an ninh của Israel.
Mỹ đã nhanh chóng chỉ trích lập trường này. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cáo buộc Smotrich sẵn sàng "hy sinh" những con tin vẫn bị giữ tại Gaza, trong một tình huống "đi ngược lại với lợi ích an ninh quốc gia của Israel vào thời điểm quan trọng".
Nguyễn Tiến (Theo Yahoo News, AP, AFP)
Donald Trump cân nhắc để Robert F. Kennedy Jr. tham gia chính quyền nếu đắc cử, với điều kiện ứng viên độc lập dừng cuộc đua và ủng hộ đảng Cộng hòa.
Trong bối cảnh căng thẳng kéo dài gần 4 năm với Trung Quốc ở Đông Ladakh, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar tuyên bố, “căng thẳng” trong giai đoạn này “không có lợi cho cả hai”.
Tổng thống Pháp tuyên bố sẵn sàng nối lại đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về nhiều vấn đề cấp bách, trong đó có điện hạt nhân.
Khi giao tranh với Hezbollah ngày càng tăng nhiệt, người dân dọc biên giới Israel -Lebanon cảm thấy như đang sống giữa chiến trường khốc liệt.
Tổng thống Putin cảnh báo về 'hậu quả nghiêm trọng' nếu các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga.
Dân số ở các thành phố lớn của Trung Quốc giảm không quá đáng báo động vì tỉ lệ sinh giảm vẫn là thách thức lớn nhất mà nước này...
Sau khi đặt chân xuống thành phố Thâm Quyến, Tổng thống Maduro tuyên bố trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng chuyến thăm có ý nghĩa 'lịch sử' này nhằm tăng quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trung Quốc cam kết tăng cường hỗ trợ châu Phi hơn 50 tỉ USD, ủng hộ nhiều sáng kiến về hạ tầng và hứa hẹn tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm.
Nga cho biết Estonia, Latvia và Litva phớt lờ đề nghị đảm bảo an ninh tại điểm bỏ phiếu ở đại sứ quán nước này, gọi đây là 'phá hoại bầu cử'.