Trong bối cảnh căng thẳng kéo dài gần 4 năm với Trung Quốc ở Đông Ladakh, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar tuyên bố, “căng thẳng” trong giai đoạn này “không có lợi cho cả hai”.
Ngoại trưởng Ấn Độ: Căng thẳng biên giới chẳng có lợi có ai, Nga-Trung Quốc thân thiết hơn cũng không vấn đề gì |
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar. (Nguồn: AP) |
Tối 11/3, trong cuộc thảo luận mang tên Express Adda tại New Delhi, Ngoại trưởng Jaishankar - vừa trở về sau chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Nhật Bản - chia sẻ suy nghĩ về một loạt vấn đề, từ bản chất đang thay đổi của chính sách ngoại giao đến trật tự thế giới đang phát triển.
Tin liên quan |
Ấn Độ coi trọng quan hệ với Nga, nhưng Ấn Độ coi trọng quan hệ với Nga, nhưng 'duyên nợ' với Trung Quốc phụ thuộc yếu tố này |
Theo India Today, ông bày tỏ lo ngại về căng thẳng biên giới Ấn-Trung ở dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC), nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng lợi ích chung của chúng ta là không nên có quá nhiều lực lượng trên LAC mà phải tuân thủ các thỏa thuận chúng ta đã ký kết. Tôi tin rằng đó là điều đúng đắn".
Lưu ý sự căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc hiển hiện bốn năm qua "không mang lại lợi ích gì cho cả hai bên", ông Jaishankar khẳng định cam kết của New Delhi trong việc tìm kiếm một giải pháp công bằng và hợp lý cho tranh chấp biên giới.
Nhà ngoại giao nói: "Tôi thật sự tin rằng, chúng ta giải quyết vấn đề càng sớm thì điều đó tốt cho cả hai. Nhưng kết quả đó phải tôn trọng các thỏa thuận, công nhận LAC và không tìm cách thay đổi hiện trạng".
Khi được hỏi quan điểm về “những đề nghị từ phía Trung Quốc trong quá khứ” nhằm giải quyết vấn đề biên giới, liệu có bất kỳ kịch bản nào mà ông cho rằng có thể thực sự giải quyết được hay không, Ngoại trưởng Jaishankar nói: “Bất kỳ quốc gia nào đang thương lượng để giải quyết tranh chấp biên giới đều phải tin là… phải có giải pháp”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Ấn Độ bác bỏ khả năng có “bất kỳ mối tương quan nào” giữa chính sách của Ấn Độ đối với Mỹ, Nga và tình hữu nghị ngày càng sâu sắc giữa Moscow-Bắc Kinh.
Ông nói, nếu Nga và Trung Quốc trở nên thân thiết hơn thì đó không phải là vấn đề và rằng "Chính sách của chúng tôi đối với Moscow rất công bằng, rất khách quan".
Về quan hệ với Pakistan, Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định, New Delhi "không bao giờ đóng cửa đối thoại" với Islamabad, nhưng vấn đề chính là về khủng bố, phải "công bằng, thẳng thắn ở trung tâm của cuộc trò chuyện".
Các cử tri Uzbekistan đã thông qua gói sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 30/4, cho phép ông Mirziyoyev tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa và kéo dài mỗi nhiệm kỳ từ 5 năm lên 7 năm.
Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông trên cơ sở giải pháp hai nhà nước.
Các nhà lãnh đạo quốc tế đã lên án Ecuador sau khi cảnh sát ở thủ đô nước này đột nhập vào Đại sứ quán Mexico để bắt giữ một cựu phó tổng thống đã được tị nạn chính trị.
Ukraine tấn công tàu quân sự Nga, Mỹ tung bằng chứng về UAV Iran, Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Nhận lời mời của Lãnh đạo Thành phố Dương Giang, Tỉnh Quảng Đông và Ban Tổ chức Triển lãm công cụ kim loại quốc tế Trung Quốc (Dương Giang) lần thứ 23, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng thăm và làm viêc tại Dương Giang từ ngày 17-18/10.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng thời kỳ nóng lên toàn cầu đã kết thúc, thế giới bắt đầu chuyển sang 'kỷ nguyên đun sôi'.
Ngày 14/9, Phó Thống đốc vùng lãnh thổ Ladakh của Ấn Độ, ông B D Mishra tuyên bố rằng quân đội Ấn Độ đang bảo vệ từng tấc đất ở biên giới với Trung Quốc và không một tấc đất nào bị nước láng giềng này chiếm trong những năm gần đây.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc.
Các bệnh viện ở Lebanon đang quá tải khi số lượng nạn nhân ngày càng gia tăng sau hai ngày Israel thực hiện các cuộc không kích lớn nhắm vào lực lượng Hezbollah.