Liên quan thông tin lính Triều Tiên ở Nga, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh cần 'tránh bất kỳ sự quốc tế hóa nào' cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngày 3-11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ "rất quan ngại" về thông tin lính Triều Tiên đã được đưa đến Nga và khả năng họ được triển khai đến khu vực chiến sự ở Ukraine.
"Tổng thư ký rất quan ngại về các báo cáo lính CHDCND Triều Tiên được triển khai tới Liên bang Nga, gồm cả khả năng triển khai những người này đến khu vực xung đột" - ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, thuật lại.
Lực lượng tình báo Mỹ thông tin các binh lính Triều Tiên đã tiến đến vùng Kursk của Nga - vùng biên giới giáp Ukraine. Mỹ và Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng rút quân.
Hôm 31-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng khoảng 10.000 lính Triều Tiên hiện có mặt ở Nga, trong đó có 8.000 quân được đưa tới vùng Kursk. Ông đánh giá lính Triều Tiên có thể được triển khai chống lại lực lượng Ukraine "trong những ngày tới".
Trong tuyên bố ngày 3-11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại việc triển khai như vậy sẽ là "bước leo thang rất nguy hiểm" cuộc chiến ở Ukraine.
"Mọi thứ phải được thực hiện để tránh bất kỳ sự quốc tế hóa nào cuộc xung đột này", ông Guterres nhấn mạnh, đồng thời tiếp tục kêu gọi cần "những nỗ lực có ý nghĩa" để chấm dứt xung đột.
Hiện tại Nga không phủ nhận việc binh lính Triều Tiên có mặt tại nước này.
Trong chuyến thăm Nga, hôm 1-11, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng Bình Nhưỡng sẽ "ủng hộ mạnh mẽ và hỗ trợ quân đội Nga" cho đến khi Matxcơva chiến thắng ở Ukraine.
Hãng RIA đưa tin, lực lượng an ninh Nga ngày 9/8 cho biết Ukraine đã cố tấn công một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bằng thiết bị bay không người lái (UAV).
Trung Quốc nói nước này khó tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ do sự kiện 'chưa đáp ứng yêu cầu' của Bắc Kinh.
Ngày 10/9, Ukraine tuyên bố họ có thể cắt đứt quan hệ với Iran nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo do Tehran cung cấp để tấn công quốc gia Đông Âu này.
Các nước dự hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ khẳng định mọi bên cần đối thoại để đạt được giải pháp lâu dài và chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Từ lực lượng chưa đầy 10.000 thành viên, Hamas không ngừng huấn luyện, xây dựng đội quân 40.000 tay súng tại Dải Gaza, trở thành thách thức lớn với Israel.
Tư lệnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami mới đây cảnh báo, Israel sẽ phải đối mặt với 'hậu quả cay đắng' sau cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Nga và Mỹ hiện trao đổi các mối quan ngại và đánh giá những vấn đề trong quan hệ song phương ở cấp chuyên viên.
Xoay quanh khả năng Ukraine được phép sử dụng vũ khí phương Tây tấn công mục tiêu quân sự ở Nga, ông Trump và bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, tình hình bán đảo Triều Tiên và Dải Gaza... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 4 đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nhất trí khởi động các dự án trong 4 lĩnh vực, trong khi ký kết với Hàn Quốc một thỏa thuận chính thức đầu tiên.