Các nước dự hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ khẳng định mọi bên cần đối thoại để đạt được giải pháp lâu dài và chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Trong tuyên bố chung công bố ngày 16/6, 80 quốc gia nhận định Hiến chương Liên Hợp Quốc và "sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền có thể đóng vai trò cơ sở để đạt được hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine".
"Chúng tôi tin rằng để đạt được hòa bình, cần có sự tham gia và đối thoại của mọi bên", tuyên bố chung có đoạn. "Chúng tôi tái khẳng định cam kết với các nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả quốc gia, trong đó có Ukraine, trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận".
Tuyên bố cũng kêu gọi các bên trong xung đột Nga - Ukraine trao trả toàn bộ tù binh và tất cả trẻ em "bị đưa đi bất hợp pháp", không vũ khí hóa an ninh lương thực dưới bất cứ hình thức nào và đảm bảo Ukraine được kiểm soát hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Tuy nhiên, một số quốc gia không bày tỏ ủng hộ tuyên bố chung của hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ, trong đó có Ấn Độ, Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Nga không được mời tới hội nghị, Trung Quốc không tham dự sự kiện này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cùng ngày cho biết Ukraine nên xem xét điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra, trong đó có từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi 4 tỉnh mà Nga sáp nhập cuối năm 2022.
"Diễn biến trên tiền tuyến cho thấy tình hình đang tiếp tục xấu đi đối với Ukraine", ông Peskov nói. "Một chính trị gia đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân sẽ cân nhắc đến đề xuất như vậy".
Giới chuyên gia nhận định hội nghị hòa bình kéo dài hai ngày ở Thụy Sĩ có thể sẽ không mang lại nhiều tác động cụ thể tới việc chấm dứt xung đột do Nga, một bên tham chiến, không được mời. Trong khi đó, Trung Quốc và Brazil, các quốc gia thân cận với Nga, đang xây dựng lộ trình hòa bình khác.
Tại cuộc họp báo ngày 6/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
"Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng tham gia các nỗ lực trung gian hòa giải quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho xung đột Nga - Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ với sự tham gia của các bên liên quan", bà nhấn mạnh.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP)
Ngoại trưởng Blinken tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine, trong bối cảnh Nga có thể sắp mở chiến dịch tập kích hạ tầng năng lượng mùa đông.
Ngày 19/3, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt siêu lớn, gồm việc sử dụng hệ thống pháo phản lực cỡ nòng 600mm.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/11.
Gặp lại phu nhân Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã đeo một sợi chỉ vào tay 'chị Mận', xúc động khi thăm hỏi phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nga thông báo phá hủy cơ sở công nghiệp quân sự chủ chốt, cảng Izmail tiếp tục bị nhắm đến là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin nói về điều kiện cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân, Tổng thống Biden đề cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt Nam, căng thẳng Israel-Lebanon… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Chiến thuật 'đánh đổi' của Nga, tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Scholz tiếp tục giảm, Serbia mua lượng lớn UAV Iran… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Bộ Quốc phòng Nga công bố video hải quân đánh bộ nước giao chiến với lực lượng Ukraine tìm cách đổ bộ lên bờ đông sông Dnieper.
Quân đội Nga từng nhiều lần thất bại khi tấn công Ugledar, trước khi chuyển sang chiến thuật trút bom lượn, vây lấn, khép gọng kìm để giành pháo đài này.