Ngày 10/9, Ukraine tuyên bố họ có thể cắt đứt quan hệ với Iran nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo do Tehran cung cấp để tấn công quốc gia Đông Âu này.
Ukraine dọa 'hậu quả tàn khốc' trong quan hệ với Iran, HĐBA họp khẩn về tình hình xung đột |
Ukraine cảnh báo về tương lai nguy hiểm trong quan hệ với Iran nếu Nga sử dụng tên lửa của Tehran trong chến dịch quân sự đặc biệt. (Nguồn: Getty Images) |
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng, Nga đã nhận được tên lửa từ Iran và dự kiến Moscow sẽ sử dụng vũ khí này trong những tuần tới. Tuy nhiên, Iran phủ nhận các cáo buộc.
Tin liên quan |
Đại sứ Nga tại Iran nói gì khi đề cập khả năng Tehran đóng vai trò hòa giải trong xung đột ở Ukraine? Đại sứ Nga tại Iran nói gì khi đề cập khả năng Tehran đóng vai trò hòa giải trong xung đột ở Ukraine? |
Theo hãng tin Reuters, ngày 10/9, khi được hỏi liệu Kiev có thể cắt đứt quan hệ với Tehran hay không nếu các thông tin về việc cung cấp tên lửa được xác nhận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhiy Tykhyi đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ.
Theo đó, ông Tykhyi nhấn mạnh: "Tôi sẽ không nói chính xác hậu quả tàn khốc có nghĩa là gì, để không làm suy yếu lập trường ngoại giao của chúng tôi. Nhưng tôi có thể nói rằng tất cả các lựa chọn, bao gồm cả lựa chọn mà bạn đã đề cập, đều nằm trên bàn cân".
Các đồng minh của Ukraine, bao gồm cả Mỹ, cho rằng việc chuyển giao vũ khí này tương đương với một sự leo thang đáng kể và họ sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Trước đó, ngày 9/9, Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu Đại biện lâm thời Iran Shahriar Amouzegar tới để phản đối thông tin Tehran có thể cung cấp tên lửa đạn đạo cho Moscow.
Ukraine đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran vào năm 2022 sau khi Tehran cung cấp cho Moscow máy bay không người lái tấn công Shahed, loại máy bay mà quân đội Nga đã sử dụng cho các cuộc không kích tầm xa.
Liên quan xung đột ở Ukraine, cùng ngày 10/9, tại trụ sở ở New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp khẩn để thảo luận về các vụ tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái ở Ukraine những ngày gần đây.
Tại phiên họp, Quyền Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ Joyce Msuya kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới khi tham dự Khóa họp thứ 79 Đại hội đồng LHQ "nắm bắt mọi cơ hội" để kết thúc xung đột Nga-Ukraine.
Cuộc họp khẩn của HĐBA diễn ra sau khi các thành viên hội đồng gồm Ecuador và Pháp ủng hộ đề nghị của Ukraine.
Nga thông báo tập kích hạ tầng năng lượng Ukraine bằng nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Kinzhal, để đáp trả những hành động tương tự của Kiev.
Xe bồn chở nhiên liệu mất lái và phát nổ cạnh cao tốc ở thị trấn Kigogwa, khiến ít nhất 11 người hôi xăng tử vong.
Các thiết bị liên lạc do nhóm Hezbollah đóng tại Lebanon sử dụng lại phát nổ vào chiều muộn 18-9, lần này là bộ đàm. Vụ nổ mới nhất khiến 9 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nước này sẵn sàng tìm kiếm sự cân bằng lợi ích để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine
Ngày 23-6, Quốc hội Campuchia thông qua luật cấm bất kỳ ai không bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ra tranh cử trong tương lai.
Ngày 3-11, không quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức tập trận trên không với máy bay ném bom chiến lược B-1B.
Siêu thị mini ở Kuantan bị tấn công bằng bom xăng sau khi bị cáo buộc xúc phạm người Hồi giáo vì bán những đôi tất có dòng chữ 'Allah'.
Tổng thống Duda chỉ trích đại sứ Israel vì có những bình luận 'thái quá' liên quan cái chết của một nhân viên cứu trợ Ba Lan ở Gaza.
Trước khi đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 9-7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã công du đến Ukraine và Nga, Trung Quốc với thông điệp 'thúc đẩy hòa bình'.