Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/6 đưa tin Bình Nhưỡng và Moscow đã nhất trí cung cấp hỗ trợ quân sự “không chậm trễ” nếu một trong hai bên bị tấn công, theo hiệp ước đối tác mới được ký sau hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm từ ngày 18-19/6.
Tổng thống Nga Putin đặt chân đến Triều Tiên, đánh dấu chuyến thăm quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên sau 24 năm. (Nguồn: KCNA) |
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đóng Tổng thống Nga Putin, ngày 18/6/2024. |
KCNA công bố toàn văn Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hôm 19/6 sau cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng.
Hiệp ước có điều khoản nêu rõ: “Nếu một trong hai bên bị đặt vào tình huống chiến tranh do hành động xâm lược vũ trang từ một quốc gia hoặc một số quốc gia, thì bên kia sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác ngay lập tức bằng cách huy động mọi phương tiện sẵn có”.
Tin liên quan |
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hội đàm: Bình Nhưỡng tuyên bố ủng hộ toàn diện chính sách của Moscow Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hội đàm: Bình Nhưỡng tuyên bố ủng hộ toàn diện chính sách của Moscow |
Tuyên bố trong họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Putin đánh giá hiệp ước trên là văn kiện đột phá, giúp hai nước đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới.
Trong chuyến thăm, Tổng thống Nga cũng khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực chính trị ngoại giao nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhấn mạnh, với việc ký kết hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện, hai nước đưa quan hệ đồng minh lên một tầm cao mới. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ hòa bình, an ninh và xây dựng quốc gia vững mạnh vì lợi ích của hai nước.
Theo Chủ tịch Triều Tiên, hiệp ước là văn kiện mang tính xây dựng, phòng thủ và hòa bình, đáp ứng quan hệ chiến lược giữa hai nước trong thời đại mới khi vị thế hai nước trong cấu trúc địa chính trị thế giới đã thay đổi.
Hiệp ước mới được ký kết giữa hai nước sẽ thay thế Hiệp ước về tình hữu nghị và tương trợ lẫn nhau ký năm 1961, Hiệp ước về tình hữu nghị và hợp tác láng giềng thân thiện ký năm 2000, Tuyên bố Moscow 2000 và Tuyên bố Bình Nhưỡng 2001.
Khi tìm cách đến gần giáo sĩ Bhole Baba sau buổi thuyết giảng ở bang Uttar Pradesh, Ramji Lal bị đám đông đẩy ngã, đè lên trên đến bất tỉnh.
Nhất trí với quan điểm về việc cần coi trọng và tận dụng tối đa thời gian, coi trọng trí tuệ, phát huy tư duy, tầm nhìn mới của lãnh đạo hai bên, Thủ tướng Shari đề xuất hai bên cần đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên mốc 10 tỉ USD.
Ngoại trưởng Iran nói rằng Israel 'đã hết thời gian' và nhiều mặt trận sẽ mở ra nếu nước này không dừng 'tội ác chiến tranh nhằm vào người Palestine'.
Tổng thống Ukraine Zelensky đến thành phố Kharkov, khi Nga tăng sức ép với phòng tuyến của Ukraine tại tỉnh biên giới đông bắc.
Quân đội Myanmar xác nhận rút lực lượng khỏi các vị trí ở thị trấn Myawaddy giáp biên giới Thái Lan, sau ba ngày giao tranh với nhóm nổi dậy.
LHQ cho hay Myanmar hiện là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, sau khi sản lượng ở Afghanistan suy giảm do lệnh cấm của Taliban.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/8.
Lãnh đạo các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia gửi điện và thư chúc mừng nhân dịp ông Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Tổng thống Pháp kêu gọi Mỹ gây sức ép buộc Israel chấp nhận kế hoạch ngừng bắn ở Lebanon; Israel đánh chặn tên lửa từ Yemen.