Quân đội Myanmar xác nhận rút lực lượng khỏi các vị trí ở thị trấn Myawaddy giáp biên giới Thái Lan, sau ba ngày giao tranh với nhóm nổi dậy.
Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun tối 11/4 xác nhận các binh sĩ phải rút khỏi căn cứ ở thị trấn Myawaddy nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình họ, sau khi giao tranh với nhóm nổi dậy Liên minh Quốc gia Karen (KNU).
Các tay súng KNU bắt đầu tấn công căn cứ quân đội Myanmar tại Myawaddy từ hôm 9/4 và giao tranh kéo dài liên tục trong ba ngày. Đến 11/4, phát ngôn viên KNU Padoh Saw Taw Nee cho hay khoảng 200 binh sĩ Myanmar đã rút khỏi căn cứ và đang ẩn náu trên cây cầu hữu nghị nối Myawaddy với thị trấn Mae Sot của Thái Lan.
Theo phát ngôn viên KNU, có khả năng các binh sĩ vẫn mang theo vũ khí. Một quan chức biên phòng Thái Lan xác nhận thị trấn Myawaddy đã thất thủ. Hãng tin Khit Thit của Myanmar trước đó đưa tin chính quyền Thái Lan đang trao đổi với các binh sĩ để quyết định liệu có cho họ tị nạn hay không.
Ông Zaw Min Tun xác nhận lực lượng KNU đã tiến vào thị trấn Myawaddy, nhưng không cung cấp thông tin cụ thể. Ông cho hay giới chức Myanmar và Thái Lan đang thảo luận về nhóm binh sĩ này.
Giao tranh trong ba ngày ở Myawaddy đã khiến hàng nghìn dân thường Myanmar chạy sang lãnh thổ Thái Lan xin tị nạn. Thái Lan cũng phải điều động phương tiện quân sự để tăng cường tuần tra ở thị trấn Mae Sot.
Thị trấn biên giới Myawaddy có vai trò rất quan trọng với chính quyền quân sự Myanmar. Ước tính giá trị giao thương qua Myawaddy trong 12 tháng qua là 1,1 tỷ USD, theo Bộ Thương mại Myanmar.
Kyaw Zaw, phát ngôn viên Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), nhóm gồm những nghị sĩ Myanmar đã rời ghế sau cuộc đảo chính của quân đội năm 2021 và các nhóm phản đối chính quyền quân sự, cũng tuyên bố "lực lượng kháng chiến chung do KNU lãnh đạo đã chiếm được căn cứ quân sự còn lại ở Myawaddy".
"Đây là chiến thắng quan trọng cho cuộc cách mạng của chúng tôi vì hoạt động thương mại biên giới ở Myawaddy là một trong những nguồn thu nhập chính với chính quyền quân sự", Kyaw Zaw nói.
Chính quyền quân sự Myanmar đang phải ngăn chặn các cuộc tấn công của quân nổi dậy trên khắp đất nước, đồng thời ổn định nền kinh tế đã bị suy yếu từ sau đảo chính. Tổng thống do chính quyền quân sự Myanmar bổ nhiệm Myint Swe cuối năm ngoái cảnh báo nước này có nguy cơ bị chia rẽ nếu không xử lý được cuộc nổi dậy của các nhóm phiến quân.
Hồi tháng 1, 276 binh sĩ Myanmar đã chạy sang Ấn Độ sau cuộc đụng độ với một nhóm vũ trang sắc tộc ở phía tây đất nước. Máy bay quân sự được điều đến Ấn Độ để đưa họ trở về đã trượt khỏi đường băng và va chạm, khiến 12 người bị thương.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
Ngày 25/7, Đại sứ quán Việt Nam cùng các cơ quan Việt Nam tại Pháp đã trang trọng tổ chức lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiều lãnh đạo thế giới phẫn nộ và cam kết sẽ khiến Israel phải chịu trách nhiệm về vụ không kích vào khu vực dành cho người sơ tán ở Rafah.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi đã bày tỏ lo ngại về ưu thế trên không của Nga và thừa nhận rằng, có những giới hạn đối với khả năng tác chiến của máy bay chiến đấu F-16.
Không quân Mỹ tung video triển khai máy bay AC-130J khai hỏa liên tục để bắn chìm tàu chiến loại biên trong cuộc diễn tập đa quốc gia trên biển.
Lầu Năm Góc cho biết không thể xác nhận thông tin Triều Tiên đưa lính đến Nga để chiến đấu ở Ukraine, nhưng nói động thái như vậy sẽ gây lo ngại nếu là thật.
Quan chức Nga thông báo kho dầu tại vùng Krasnodar ở miền nam bốc cháy sau trận tập kích UAV trong đêm của Ukraine.
Nghị sĩ Ukraine công bố dự luật cho phép doanh nghiệp nộp ngân sách 500 USD hàng tháng đối với mỗi lao động họ muốn được hoãn nghĩa vụ quân sự.
Ngày 14/9, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo, Rome đã đóng góp 350.000 Euro (tương đương 373.000 USD) để giúp đỡ người dân chịu cảnh lũ lụt ở Libya.
Việt Nam giới thiệu Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Thị Lan Anh ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.