Lãnh đạo các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia gửi điện và thư chúc mừng nhân dịp ông Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhấn mạnh việc ông Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Lãnh đạo Lào khẳng định rất vui được làm việc với Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao.
Ông bày tỏ tin tưởng với trình độ, năng lực và kinh nghiệm phong phú đã được tích lũy trong nhiều năm trên nhiều cương vị quan trọng, ông Tô Lâm sẽ cùng tập thể lãnh đạo Việt Nam đưa đất nước tiếp tục giành được những thành tựu mới nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bày tỏ vui mừng trước tin ông Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước, nhấn mạnh Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị xã hội chủ nghĩa, núi sông liền một dải.
Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định coi trọng quan hệ Trung - Việt, sẵn sàng cùng Chủ tịch nước Tô Lâm duy trì trao đổi chiến lược, dẫn dắt việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực, mang lại nhiều lợi ích hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình chúc Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, chúc Chủ tịch nước Tô Lâm đạt được thành tựu to lớn hơn nữa trên cương vị mới.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam sẽ giành được thành công to lớn, phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, đồng thời duy trì vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Quốc vương mong muốn quan hệ giữa nhân dân hai nước ngày càng gắn bó gần gũi, tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tốt đẹp hơn nữa.
Ông Tô Lâm, 67 tuổi, quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11, 12, 13; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.
Sau khi theo học trường Công an Trung ương, nay là Học viện An ninh nhân dân, ông Tô Lâm bắt đầu sự nghiệp ở Cục Bảo vệ chính trị 1 rồi làm Cục phó Bảo vệ chính trị 1, Cục trưởng Bảo vệ chính trị 3, Tổng cục An ninh. Năm 2009, khi mang quân hàm thiếu tướng, ông được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1.
Tháng 8/2010, ông làm Thứ trưởng Công an và giữ cương vị Bộ trưởng Công an từ tháng 4/2016. Đầu năm 2019, ông Tô Lâm được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăng quân hàm lên đại tướng, trở thành người thứ tư trong lịch sử công an nhân dân mang quân hàm cao nhất.
Sáng 22/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu đại tướng Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Vũ Hoàng
Cuba cáo buộc Mỹ can thiệp công việc nội bộ và triệu người đứng đầu phái bộ Washington tại Havana, để phản đối bài đăng về các cuộc biểu tình.
Rạng sáng ngày 30/12, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam đã phối hợp đưa thêm gần 400 công dân tại khu vực phía Bắc Myanmar về nước bằng đường bộ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith nhận định, chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia láng giềng.
Air France mở cuộc điều tra sau khi máy bay của hãng bay vào không phận Iraq đúng lúc Iran tập kích tên lửa vào Israel qua khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto kêu gọi các đồng minh tập trung nhiều hơn vào mặt trận phía Nam và cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) để giải quyết các thách thức toàn cầu.
Ngày 14/1, Trung tướng Mykola Oleshchuk, Tư lệnh Không quân Ukraine, cho biết Kiev có thể đưa vào sử dụng máy bay A-10 của Mỹ và máy bay Dassault Mirage của Pháp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tiệc trà theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh.
Nhóm Hezbollah ở Lebanon ca ngợi Iran có 'quyết định can đảm' khi tập kích vào lãnh thổ Israel, nói rằng Tehran đã đạt được các mục tiêu quân sự.
Ngày 30-6, cử tri Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu quốc hội vòng đầu tiên. Cuộc bầu cử được dự đoán có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị Pháp.