Tiếp sức đến trường ĐBSCL: Khóc trước những cảnh đời quá đau thương, nhưng tinh thần không ngã gục

16:45 18/10/2024

100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.

100 tân sinh viên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được trao học bổng Tiếp sức đến trường ngày 18-10-2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường và giao lưu nghệ thuật Khát vọng Cửu Long sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài phát thanh - truyền hình An Giang, Long An và tiếp sóng trên tuoitre.vn.

Chiều 18-10, buổi lễ do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức.

Tới dự lễ trao học bồng Tiếp sức đến trường và giao lưu nghệ thuật Khát vọng Cửu Long có ông Lê Văn Phước - ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang, ông Đinh Thị Việt Huỳnh - phó chủ tịch Hội đồngnhân dân tỉnh An Giang, lãnh đạo Ban dân vận tỉnh ủy An Giang, Sở Thông tin vàTruyền thông tỉnh An Giang, Hội Khuyến học tỉnh An Giang.

Về phía nhà tài trợ có ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, ông Phan Văn Tâm - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, các đối tác và lãnh đạo các công ty thành viên Công ty cổ phần phân bón Bình Điền.

Về phía ban tổ chức có lãnh đạo các tỉnh đoàn đồng bằng sông Cửu Long, nhà báo Nguyễn Khắc Cường - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.

Chuyến xe hạnh phúc đi từ Cần Thơ

Trưa 18-10, có 33 tân sinh viên của Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau… có mặt từ rất sớm để chuẩn bị di chuyển trên chuyến xe xuất phát từ Trường đại học Cần Thơ đến An Giang.

Thành Đoàn Cần Thơ đã hỗ trợ chương trình khi từ trước đó đã lập danh sách, thống kê và gọi điện thoại đến từng sinh viên thông báo thời gian và địa điểm đưa đón sinh viên an toàn và kịp thời.

Tân sinh viên Phạm Thị Thùy Trâm (phải) trên xe từ Cần Thơ đi An Giang nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: LAN NGỌC

Phạm Thị Thùy Trâm là sinh viên vừa trúng tuyển vào ngành luật Trường đại học Cần Thơ, vui vẻ nói tranh thủ giờ thi giữa kỳ vừa xong là chạy ngay đến chỗ xe đậu để kịp đi với các bạn.

Gia đình Trâm thu nhập chính từ đồng lương dạy học của ba. Một đầu lương phải gánh vác gia đình gồm ông bà nội, hai anh em Trâm. Mẹ Trâm làm thuê.

Ngày Trâm nhận giấy báo trúng tuyển, cả nhà vui mừng nhưng tiền học đại học suốt 4 năm khá lớn và hiện tại gia đình Trâm không đủ khả năng lo. "Tôi mừng lắm khi được nhận học bổng. Tôi sẽ không để tiền hoang phí dù chỉ một đồng, bởi 15 triệu này là tấm lòng của báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ dành cho tôi", Trâm bày tỏ lòng trân trọng.

Anh Trần Việt Tuấn - phó bí thư Thành Đoàn Cần Thơ - chia sẻ đơn vị rất vui mừng khi được đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong việc hỗ trợ các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh miền Tây đến tỉnh An Giang nhận học bổng.

Thành Đoàn Cần Thơ thường xuyên phối hợp với địa phương cập nhật và lập danh sách các học sinh THPT và tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn Đoàn các trường THPT, cao đẳng và đại học thông qua công tác chào đón tân sinh viên, tìm hiểu thông qua các chi Đoàn tập hợp. Qua đó rà soát, xét chọn và hướng dẫn các bạn đăng ký thông qua link xét chọn của báo Tuổi Trẻ.

Sau đó đơn vị sẽ lập danh sách cụ thể, ghi chú số điện thoại để gọi và nhắn tin để thông báo thời gian và địa điểm đưa đón các bạn an toàn và kịp thời.

"Rất mong báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm tiếp tục triển khai học bổng hằng năm, nhân rộng và tăng thêm về số lượng tân sinh viên vượt khó học giỏi được nhận học bổng cho các tỉnh thành", anh Tuấn nói.

Chị Hồ thị Hồng Phướng - phó bí thư tỉnh đoàn An Giang - cho hay với góc độ đơn vị phối hợp tổ chức hằng năm với báo Tuổi Trẻ, đây là chương trình lớn, sự chuẩn bị rất chu đáo, chặt chẽ có ý nghĩa đối với các tân sinh viên.

"Tôi thấy báo Tuổi Trẻ có nhiều học bổng, riêng học bổng Tiếp sức đến trường có ý nghĩa rất lớn đối với các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Đây là là nguồn động lực để các bạn tiếp tục học tập vươn lên và cống hiến cho xã hội, đất nước", chị Phướng nói.

Hai cảnh đời quá đau thương

Lê Thị Liên quê ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang trúng tuyển ngành công nghệ thông tin Trường đại học Công Thương TP.HCM. Mẹ cô là chị Lê Thị Đẹp (42 tuổi) mắc chứng tâm thần từ lúc mới sinh. Liên có chị hai và em trai út. Nhưng ba chị em đều có cha khác nhau. Người chị của Liên cũng mắc chứng tâm thần và sinh một đứa cháu không biết mặt cha…

Trong căn nhà nhỏ được dựng nhờ trên đất của nhà nước nằm tách biệt bên kia dòng kênh Vĩnh Tế không một người hàng xóm chính là nơi nương náu sống chen chúc của ba thế hệ ngoại, mẹ, chị em Liên.

Tuổi thơ Liên lớn lên nhờ bao ve chai, túi cá của ông bà ngoại hơn 70 tuổi. Nhắc đến Liên thầy cô đều tấm tắc khen là cô bé thông minh, nghị lực, không than trách số phận và luôn nỗ lực vươn lên.

Cứ thế từ lúc học lớp 4, Liên nhận được nhiều suất học bổng của FPT, bảo trợ của hội khuyến học phường và thị xã Tịnh Biên.

Ước mơ lớn nhất của Liên là đưa mẹ và cả nhà rời khỏi căn nhà gỗ… sang sông để sống hòa nhập hơn với cộng đồng. Sau này thành công Liên hứa chắc sẽ giúp đỡ, nuôi dưỡng những bạn có cùng hoàn cảnh được viết tiếp ước mơ đến trường.

Trong khi đó, Hà Trần Minh Tiến quê ở phường Lái Hiếu, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đậu ngành báo chí Trường đại học Cần Thơ. Cha mẹ bỏ đi để Tiến cho ông bà nội cưu mang từ lúc 6 tuổi.

Trong căn nhà thiếu trước hụt sau đó chưa bao giờ ông bà để cho Tiến phải đói khát ngày nào. Những đồng tiền ít ỏi từ công việc bấp bênh của ông bà càng làm cho Tiến cảm thấy biết ơn sự bảo bang của họ.

Càng khó khăn bao nhiêu Tiến càng ham học bấy nhiêu, nhiều năm liền em là học sinh giỏi của trường, Tiến học trội nhất môn ngữ văn với điểm trung bình môn trên 9.0.

Tiến trúng tuyển vào đại học với số điểm khá ấn tượng 27 điểm.

Rồi ngày nhập học bà nội chạy vạy khắp nơi được gần 10 triệu đồng cho Tiến kịp đóng học phí. Tiến chỉ xin ông bà được đi học tiếp, Tiến nói có thể ăn ít, ngủ ít một chút không sao, nhưng không muốn nghỉ học.

"Chỉ có học mới thay đổi phận nghèo không để bản thân phải rẻ "bảy ngã" như chợ nổi Ngã Bảy rẻ đi bảy nhánh sông, không biết về đâu nên tôi quyết tâm lấy được tấm bằng đại học, xin đi làm vừa lo bản thân vừa báo hiếu cho ông bà nội, phụ lo cho em gái đi học tiếp", ánh mắt Minh Tiến ánh lên nét kiên định.

Tại chương trình, hai tân sinh viên Nguyễn Thị Liên và Hà Trần Minh Tiến nhận được 2 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng cho toàn khóa học từ Công ty cổ phần Bình Điền - MêKong.

Nhân dịp này, Trường ĐH Công Thương TP.HCM quyết định miễn phí học cho Liên trong suốt 4 năm học tại trường.

Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Nguyễn Khắc Cường: Cuộc sống đặt ra khó khăn nhưng không quên mang đến món quà

Ông Nguyễn Khắc Cường - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm đã luôn đồng hành cùng chương trình để giúp các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được tiếp tục đến trường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Phát biểu tại lễ trao học bổng, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Nguyễn Khắc Cường cho hay, số tiền học bổng thể chưa nhiều so với vật giá, nhưng góp thêm điều kiện giúp các bạn hội nhập. Cao hơn giá trị vật chất là sự động viên của các nhà hảo tâm, của bạn đọc chắt chiu thông qua báo Tuổi Trẻ.

Ông nhắc lại câu chuyện các phóng viên Tuổi Trẻ đã đi thực tế đến thăm nhà nhiều tân sinh viên, chứng kiến hành trình vượt khó của các bạn rất đáng khâm phục. Mỗi bạn đều bươn chải, kiếm thêm như bán vé số, rửa chén thuê. Có bạn có mười mấy tuổi mất cả cha lẫn mẹ thành trụ cột gia đình, nuôi em và nuôi mình, hoàn cảnh khác nhau nhưng chung tinh thần hiếu học.

Nhiều bạn học rất giỏi, như bạn Chương thủ khoa ngành hình ảnh ĐH Ydược TP.HCM. Cuộc sống đặt ra khó khăn nhưng cũng mang lại món quà tinh thần vượt qua nghịch cảnh. Trở thành tân sinh viên chính là thành công đầu tiên của các bạn, ông đánh giá.

"Thành sinh viên là bắt đầu quá trình lập thân lập nghiệp, nhiều trách nhiệm, tuổi 18 mạnh mẽ sức vóc, lãng mạn ước mơ và các bạn còn rắn rỏi tinh thần. Hãy vượt qua khó khăn phía trước", ông nói.

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường cho hay, trong hành trình Tiếp sức đến trường, đã có nhiều anh chị kỹ sư bác sĩ doanh nhân quay lại làm mạnh thường quân cho học bổng. Ăn quả nhớ trồng cây - hôm nay khó khăn, mai mốt có điều kiện, thành tựu cao hãy nghĩ đến những trường hợp khó khăn xung quanh mình

Ông cũng cảm ơn công ty Bình Điền, các đối tác của Bình Điền, bà Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đồng hành cùng Tuổi Trẻ trong hành trình Tiếp sức đến trường cho các tân sinh khó khăn.

Dùng học bổng trả những khoản nợ đầu đời

Nguyễn Trọng Phúc và Lê Trần Bảo Tuyền hào hứng đến nhận học bổng - Ảnh: LAN NGỌC

Ngày nhập học, cả Phúc và Tuyền đều phải vay mượn tiền hơn chục triệu đồng để đóng học phí. Là khoản nợ đầu tiên trong cuộc đời mà hai bạn phải mang mới đi học đại học được. Biết hôm nay đi nhận học bổng, Nguyễn Trọng Phúc (quê Trà Vinh), là tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường đại học Trà Vinh, kể từ tối qua Phúc ủi sẵn bộ quần áo đẹp nhất để mặc và theo đoàn đi hơn 145km để kịp đến An Giang.

Phúc được ông bà ngoại (hơn 70 tuổi) chăm sóc dạy dỗ và cho đi học. Thu nhập chính của ngoại Phúc từ tiền bán dừa, chật vật nuôi Phúc học đến nay.

"Ngoại vay 13 triệu đồng cho đóng học phí. Suất học bổng hôm nay có giá trị lớn, giúp mình bớt đi nặng gánh nợ nần. Tuy ngoại nói là chính ngoại vay, nhưng em ý thức rằng đó là khoản nợ mà bà vay giùm mình nên sẽ dùng tiền học bổng trả nợ, rồi sẽ vừa học vừa làm thêm với ước mơ có được bằng đại học", Phúc chia sẻ.

Bảo Tuyền, tân sinh viên trường ĐH Cần Thơ, cho biết cảm thấy rất may mắn vì đã nhận được học bổng trong thời điểm khó khăn này - Ảnh: DUYÊN PHAN

Còn cô bé mồ côi Lê Trần Bảo Tuyền (quê Cần Thơ) là tân sinh viên ngành kế toán Trường đại học Cần Thơ tâm sự: "Suất học bổng như "chiếc phao" đã cứu mình khỏi nguy cơ bỏ dở việc học, bởi khoản tiền gần 10 triệu đồng mà cô mượn cho mình đóng học phí học kì đầu tiên. 15 triệu đồng đối với mình lớn và giá trị lắm. Mình sẽ trân quý khoảnh khắc ngày hôm nay, ngày mình được cộng đồng chìa tay giúp đỡ", Tuyền bật khóc.

Cha nghỉ chạy xe ôm đưa con đi 180 cây số nhận học bổng

Huỳnh Hữu Lợi, tân sinh viên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đi cùng cha đến nhận học bổng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có mặt trước sảnh Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang từ rất sớm, ông Huỳnh Văn Thắng (cha của tân sinh viên Huỳnh Hữu Lợi, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho hay hai cha con lặn lội đi xe đò từ Trà Vinh đến TP. Long Xuyên cho kịp buổi lễ quan trọng.

Ông kể, hai vợ chồng làm thuê ở quê nhà Long Hữu, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh mỗi tháng kiếm vài triệu đồng, thu nhập phụ thuộc thời tiết.

"Tôi chạy xe ôm, chở hàng hoá, ai thuê gì cũng làm, cuộc sống đắp đổi qua ngày, nuôi hai đứa con đi học", ông Thắng nói.

Còn Lợi cứ xem đi xem lại thông tin trên phiếu hồ sơ nhận học bổng, hồi hộp không rời mắt.

"Từ năm lớp 11 trường đã giới thiệu học bổng Tiếp sức đến trường cho học sinh. Năm nay tôi viết hồ sơ, cũng không ngờ sẽ được xét nhận học bổng. Học phí học kỳ đầu tiên đã vay ngân hàng để đóng, còn số tiền học bổng này sẽ để dành cho học kỳ sau và trang trải học tập", Lợi nói.

Hai nữ sinh viên Vĩnh Long viết thư tay cám ơn cảm động: Chưa từng có trong tay số tiền lớn vậy

Hai tân sinh viên Trường đại học Cần Thơ Nguyễn Thị Cẩm Tiên (trái) và Phan Nguyễn Phương Anh viết thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ của chương trình Tiếp sức đến trường - Ảnh: LAN NGỌC

Giữ cẩn thận bức thư tay do mình viết, hai tân sinh viên Trường đại học Cần Thơ là Nguyễn Thị Cẩm Tiên và Phan Nguyễn Phương Anh gửi lời cảm ơn đến báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ qua những dòng tâm tình được viết bằng tay.

Trong thư Cẩm Tiên viết: "Tôi cảm thấy rất may mắn khi là một phần trong đại gia đình báo Tuổi Trẻ. Học bổng là ngọn lửa thắp sáng ước mơ giảng đường đại học cho tôi. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi được nhận học bổng quý giá này…".

Trong phòng trọ chật hẹp thiếu ánh sáng là nơi nương náu của hai mẹ con Cẩm Tiên đã ở nhiều năm qua. Mẹ phụ giúp việc nhà cho những người hàng xóm, ai thuê dọn dẹp, rửa chén hay giặt đồ là mẹ Tiên làm ngay. Thương mẹ tần tảo sớm hôm với đôi tay chay sần, Tiên định tìm đến Tiếp sức đến trường với ao ước được nhận suất học bổng để đóng học phí.

  • Muốn kiếm tiền từ tấm bằng đại học lo cho chị hai bệnh bại não
    16/10/2024 16:47

Viết chậm từng chữ, tự tay trang trí hoa văn lên lá thư, Phương Anh cũng đã gửi trọn tấm lòng và sự xúc động của mình dành cho báo Tuổi Trẻ và nhà hảo tâm bằng bức thư khi cô được trao suất học bổng trị giá đến 15 triệu đồng.

"Tôi chưa từng cầm trong tay số tiền lớn như vậy. Cha mẹ cũng vui mừng khi biết tin tôi đi nhận học bổng hôm nay. Tôi hứa sẽ dùng số tiền này vào việc học ngành du lịch để ra trường kiếm tiền bằng lao động trí óc", Phương Anh nói với giọng kiên định.

Phương Anh lớn lên nhờ vào tiền bán vé số của mẹ, phụ hồ của cha vài trăm ngàn đồng, chị hai không may mắc chứng bệnh bại não.

Ba cười tít mắt vì con trai tạm thời không phải nghỉ học

Tân sinh viên Nguyễn Thành Triệu cùng ba gửi lời cảm ơn đến báo Tuổi Trẻ đã giúp mình tiếp tục ước mơ giảng đường - Ảnh: LAN NGỌC

Hai cha con tân sinh viên Nguyễn Thành Triệu đèo nhau trên chiếc xe máy khá cũ kĩ đi từ quê thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang từ rất sớm để kịp có mặt đúng giờ để nhận học bổng.

Ba của Triệu cứ cười "tít mắt" vì mừng thay cho đứa con trai của mình khi những tưởng Triệu phải dừng bước trước cánh cửa đại học.

Mẹ Triệu bán xôi lề đường thu nhập vỏn vẹn khoảng 100.000 đồng/ngày, còn nếu ngày nào bán ế thì lấy xôi ăn cả nhà cùng ăn.

Ba Triệu bán vé số dạo với tiền lời cũng bấp bênh. Cảnh khó bao nhiêu thì ý chí của Triệu càng mạnh mẽ bấy nhiêu khi nhiều năm liền đạt học sinh giỏi của trường.

Triệu trúng tuyển vào ngành Hóa học Trường ĐH Cần Thơ khi xuất sắc vượt qua kì thi đánh giá năng lực đầu vào (V-SAT) nuôi ước mơ tấm bằng cử nhân của cậu trò nghèo quê Hậu Giang.

Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền: Nghị lực của các em chạm đến trái tim

Chia sẻ trước thềm lễ trao học bổng, ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền - cho biết hơn 20 năm qua, Bình Điền đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong chương trình "Vì ngày mai phát triển", giúp các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vào giảng đường đại học với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng. Đây là một hành trình đặc biệt.

"Điểm nhấn năm 2024 này chúng tôi trao ở 3 khu vực: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Mỗi suất 15 triệu đồng cùng các suất đặc biệt 50 triệu đồng nhằm giúp cho các em bước đầu bước vào giảng đườngQua chương trình này, những nghị lực và tấm gương của các em đã chạm đến trái tim chúng tôi", ông nói.

Hơn 1,5 tỉ đồng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên khó khăn ĐBSCL

Các tân sinh viên nhận học bổng đợt này thuộc các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ.

Tổng kinh phí chương trình hơn 1,5 tỉ đồng (chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở và quà tặng từ chương trình) do Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và giáo sư Phan Lương Cầm - phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (10 học bổng, 150 triệu đồng cho tân sinh viên tỉnh Vĩnh Long) tài trợ.

Đây là điểm trao thứ sáu trong chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 595 của báo Tuổi Trẻ. Chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

* TTO cập nhật

Năm 2024, Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã tài trợ cho chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ hơn 4 tỉ đồng, trong đó có 1,5 tỉ đồng dành cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở 11 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt, trong đó có 2 suất đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/4 năm đại học.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam tài trợ 6 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập.

Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đóng góp hơn 4 tỉ đồng từ sự chung tay của các đơn vị: Công ty cổ phần phân bón Bình Điền (2,2 tỉ đồng); Công ty TNHH Nguyễn Phan (500 triệu đồng);

Công ty TNHH phân bón Nguyên Ngọc (500 triệu đồng); Công ty phân bón Việt Nhật (300 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền - Ninh Bình (100 triệu đồng);

Công ty cổ phần Bình Điền - Quảng Trị (100 triệu đồng); Công ty cổ phần Bình Điền - Lâm Đồng (100 triệu đồng);

Công ty cổ phần Bình Điền - MêKong (100 triệu đồng); Công ty Long Hưng (100 triệu đồng); Công ty cổ phần bao bì Trung Đông (60 triệu đồng);

Công ty TNHH MTV Thể thao Bình Điền - Long An (50 triệu đồng); Công ty cổ phần TM & DVDL Hương Nam Việt (30 triệu đồng); CLB phân bón Đầu trâu phía Bắc (15 triệu đồng).

Tiếp sức đến trường ĐBSCL: Khóc trước 2 cuộc đời quá đau thương, tinh thần không ngã gục - Ảnh 9.
Có thể bạn quan tâm
Sức sống và sự lan tỏa kỳ lạ của môn võ Vovinam trên đất Algeria

Sức sống và sự lan tỏa kỳ lạ của môn võ Vovinam trên đất Algeria

19:00 01/05/2023

Hiện Algeria có tổng cộng 339 câu lạc bộ Vivonam nằm khắp nơi tại 37/58 tỉnh và thành phố trên cả nước, trở thành một trong những quốc gia có số lượng võ sinh đông đảo nhất, chỉ sau Việt Nam.

Bộ Công an và T.Ư Đoàn tuyên dương 180 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Bộ Công an và T.Ư Đoàn tuyên dương 180 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

05:00 17/05/2023

Chiều 16/5, tại Hà Nội, Cục Công tác đảng và công tác chính trị - Bộ Công an chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào 'Thanh niên CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy' giai đoạn 2019 - 2023. Dịp này, Bộ Công an và T.Ư Đoàn đã ghi nhận, tuyên dương 95 tập thể, 180 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.

Gần 50 tỉ đồng xây dựng Công viên võ Bình Định bên biển Quy Nhơn

Gần 50 tỉ đồng xây dựng Công viên võ Bình Định bên biển Quy Nhơn

15:10 14/07/2024

TP Quy Nhơn (Bình Định) đang thực hiện đề án xây dựng Công viên võ Bình Định bên bờ biển thuộc trung tâm TP Quy Nhơn, tôn vinh võ cổ truyền Bình Định, phát huy văn hóa và phát triển du lịch.

Toa tàu 'sang chảnh' 10 triệu đồng ở Việt Nam lên báo Mỹ

Toa tàu 'sang chảnh' 10 triệu đồng ở Việt Nam lên báo Mỹ

22:00 16/05/2024

Toa tàu mới nối Nha Trang và Quy Nhơn được CNN giới thiệu là 'tuyến tàu có cảnh quan ven biển tuyệt đẹp, cung cấp trà chiều sang chảnh'.

Cá sấu khổng lồ bị bắt sau khi ăn thịt người phụ nữ 41 tuổi

Cá sấu khổng lồ bị bắt sau khi ăn thịt người phụ nữ 41 tuổi

12:20 14/06/2024

Một con cá sấu dài hơn 4 m với phần bụng phình to sau khi ăn thịt người đã bị cảnh sát bắt và 'xử tử'.

Con tím tái, bất tỉnh không được cấp cứu, mẹ xin chuyển viện không cho: Đình chỉ kíp trực

Con tím tái, bất tỉnh không được cấp cứu, mẹ xin chuyển viện không cho: Đình chỉ kíp trực

22:00 11/06/2024

Sau tiêm thuốc, cháu Đ. bị tím tái, bất tỉnh, mẹ cháu ôm con chạy đến phòng bác sĩ trực nhờ cấp cứu nhưng chỉ có 1 điều dưỡng.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu làm rõ vụ tấm biển ghi 'Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa'

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu làm rõ vụ tấm biển ghi 'Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa'

19:10 11/04/2024

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch làm rõ vụ tấm biển ghi dòng chữ 'Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa' ở di tích Nghè Vẹt.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Mạnh dạn giao nhiệm vụ để phát triển thanh niên

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Mạnh dạn giao nhiệm vụ để phát triển thanh niên

06:00 09/08/2024

Ngày 8/8, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận 80-KL/TW do anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Quận ủy Thốt Nốt và Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Độc lạ sân chơi được cải tạo từ 'giếng làng' giữa nội đô Hà Nội

Độc lạ sân chơi được cải tạo từ 'giếng làng' giữa nội đô Hà Nội

00:50 11/03/2024

Từ một chiếc giếng cũ, UBND Quận Ba Đình đã cải tạo thành sân chơi cộng đồng cho người dân ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới