Văn hóa Huế đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, vừa thể hiện tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng, vừa là bản sắc riêng với những yếu tố tích cực.
Tại Hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam", Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Phan Ngọc Thọ đã trình bày tham luận với nội dung:
Lan tỏa và phát huy giá trị văn hóa Huế trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần làm rõ việc vận dụng tư duy lý luận từ "Đề cương về văn hóa Việt Nam" trong điều kiện cụ thể của Thừa Thiên Huế.
Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa truyền thống
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, người dân Huế trọng truyền thống đạo lý, truyền thống gia đình, dòng tộc; quý trọng những giá trị tinh thần; tính tình, tính cách sâu sắc, khiêm tốn, chừng mực, cầu tiến, hiếu học, tôn trọng kẻ sĩ, hiếu khách. Người Huế kín đáo, trầm lặng; có xu hướng hướng nội nhiều hơn hướng ngoại, đời sống nội tâm…
Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa truyền thống.
Đối với các di tích lịch sử và văn hóa, ý thức bảo vệ của người dân được nâng cao, do đó công tác bảo tồn, tôn tạo di tích ở các địa phương được tiến hành thuận lợi hơn. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ lấy ví dụ Festival Huế là một sự kiện văn hóa điển hình tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động, hấp dẫn nhất.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cho biết, phần lớn các di tích của Huế đều là những kiến trúc nghệ thuật được bố trí hài hòa với thiên nhiên trong những không gian rộng lớn.
Vì thế, việc chỉnh trang đô thị cũng được Huế triển khai đồng bộ và quyết liệt, nâng cấp các trục đường giao thông nội thị; chỉnh trang, tôn tạo 2 bên bờ sông Hương, nạo vét sông Ngự Hà và tu bổ kè Hộ Thành Hào; giải tỏa dân cư ở các khu vực di tích (Thượng Thành và Eo Bầu), từng bước trả lại các giá trị cảnh quan vốn có của Cố đô Huế.
Luôn đề cao văn hóa dân tộc
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, Thừa Thiên - Huế là địa phương xác định luôn đề cao văn hóa dân tộc. Trong quá trình hội nhập của đất nước, giống như nhiều địa phương khác, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước nhiều vấn đề do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Với mong muốn phát huy sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, Thừa Thiên - Huế đã tập trung nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời để bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Đồng thời, tích cực tuyên truyền, lan tỏa những đức tính tốt đẹp của con người Huế, văn hóa Huế. Không ngừng làm giàu truyền thống và bản sắc văn hóa của vùng đất cùng bằng nhiều biện pháp kiên quyết ngăn chặn sự xâm nhập lối sống, hành vi lệch chuẩn, phản cảm trái với thuần phong, mỹ tục truyền thống, trào lưu văn hóa độc hại ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tốt đẹp của nhân dân.
"Để góp phần xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam, từ góc nhìn của Huế, chúng tôi nhận thấy rằng, nề nếp, gia phong và những giá trị cốt lõi trong mối quan hệ gia đình - xã hội của người Huế phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Gia đình Huế vẫn mang trong mình những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của văn hóa gia đình truyền thống, có sự bảo tồn, cách tân, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và bổ sung các giá trị văn hóa mới làm cho gia đình hoàn thiện hơn" - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.
Người đàn ông 58 tuổi ở Phú Thọ bị tai nạn không qua khỏi, gia đình đã hiến thận để cứu sống hai người ở cách xa 750km.
Cuộc điều tra của nhật báo The Telegraph (Anh) cho thấy gia đình những người qua đời sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca đã phải đấu tranh để giấy chứng tử ghi nguyên nhân tử vong là vắc xin.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Bình - phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng ban tổ chức tuần lễ Festival Huế 2024.
Trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tham gia khối diễu binh, diễu hành có các đại diện ưu tú của Thanh niên Việt Nam.
Midu nói 'hương vị còn lưu luyến' sau khi thưởng thức món súp sườn bò Hàn Quốc đặc trưng tại quán của Sam.
Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang tiếp nhận 10 nạn nhân vụ tai nạn xe khách, trong đó cô gái 23 tuổi đa chấn, nguy cơ tử vong.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã qua đời sau hơn 20 năm bị tai biến. Ông để lại nhiều tác phẩm truyện ký, bút ký, thơ..., trong đó nổi bật là bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông.”
Văn hóa đi chùa, lễ hội của dân ta từ khi nào đã trở nên quá nặng tham cầu rất không đúng với Phật giáo vốn chỉ dạy con người sống hướng thiện, từ bi, tu thân, gieo quả thiện để gặt phước lành?
Các dấu hiệu mắc ho gà ở người cao tuổi thường không điển hình, rõ rệt, dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác.