Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã qua đời sau hơn 20 năm bị tai biến. Ông để lại nhiều tác phẩm truyện ký, bút ký, thơ..., trong đó nổi bật là bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông.”
Theo thông tin từ gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả bút ký xuất sắc ''Ai đã đặt tên cho dòng sông'' đã qua đời vào ngày 24/7, hưởng thọ 87 tuổi.
Chỉ 18 ngày trước đó, người bạn đời của ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh mất trí nhớ của người già.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937 tại làng Bích Khê, xã Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Thời niên thiếu, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế năm 1960, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh học tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.
Sau đó ông quay trở lại Huế và tiếp tục việc học tại Trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Triết học tại ngôi trường này.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960-1966, ông dạy tại Trường Quốc học Huế và tham gia tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ, đòi độc lập, thống nhất đất nước.
Năm 1966-1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện thoát ly gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ. Ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1978.
Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để lại cho đời nhiều tác phẩm: Về bút ký, truyện ký có “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971); “Rất nhiều ánh lửa” (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980-1981); “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (1984); “Bản di chúc của cỏ lau” (1984); “Hoa trái quanh tôi” (1995); “Huế-Di tích và con người” (1995); “Ngọn núi ảo ảnh” (2000); “Trong mắt tôi” (2001); “Rượu hồng đào chưa uống đã say” (2001); “Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé” (2005); “Miền cỏ thơm” (2007); “Ai đã đặt tên cho dòng sông - Tinh tuyển bút ký hay nhất” (2010); về thơ, có “Những dấu chân qua thành phố” (1976); “Người hái phù dung” (1992).
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lâm bệnh nặng vào năm 1998, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đa số các tác phẩm trong giai đoạn này được đăng tải trên chuyên mục Nhàn đàm của Báo Thanh Niên. Các tác phẩm của ông thời gian sau này có: “Nhàn đàm” (1997); “Người ham chơi” (1998); “Miền gái đẹp” (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001), và “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (2002).
Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007, cùng đợt với nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Gia đình và các văn nghệ sỹ sẽ tổ chức một lễ tưởng niệm cho nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vào ngày 30-31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế./.
Nam Định - Nhà thờ Phú Nhai (hay còn gọi là Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội) ở xã Xuân Phương (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam...
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Học viện Thanh thiếu niên khoá IX, nhiệm kỳ 2024 – 2027 đã bầu ra Ban chấp hành khoá mới gồm 22 anh, chị. Anh Trương Khải Minh – Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện khoá VIII được Đại hội tín nhiệm tiếp tục bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2024 – 2027.
Vợ u mê đòi nạp 80 triệu đồng để gỡ lại số tiền đã mất và không tin mình bị lừa.
Sáng nay, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
Nhiều người nhập viện, tử vong vì ngộ độc cá nóc Gần đây nhất, một người tử vong và 2 người phải nhập viện khẩn sau khi ăn cá nóc. Theo VOV, vào khoảng 17h ngày 19/8, ông B.Đ.L. (41 tuổi), ông T.P.B. (46 tuổi) và ông Ng.X.H (TP. Hà Tiên, Kiên Giang) tổ chức nhậu trên tàu đánh cá đang neo đậu ngoài khơi thuộc vùng biển Nam Du, trong đó có món cá nóc. Đến khoảng 1h sáng ngày 20/8, ông Ng. X. H bị co giật và sau đó tử vong. Ông L và ông B cũng có...
Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bến Tre tuyên dương 11 thanh niên Đồng khởi tiêu biểu và 38 cán bộ Hội, hội viên, thanh niên tiêu biểu có nhiều đóng góp, cống hiến cho công tác Hội và phong trào thanh niên.
Đại tá Phạm Văn Hiếu, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, 19 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2023 là những bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa tuổi trẻ Việt Nam và mong rằng, các bạn trẻ luôn tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, cháy hết mình cống hiến tổ chức, nhân dân và Tổ quốc.
Số người chết vì sạt lở đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông tăng lên 48, khi cứu hộ vẫn tiếp tục đào bới, tìm kiếm người sống sót trong thảm họa.
Dự báo lượng du khách tăng cao dịp Lễ hội Vì hòa bình, tỉnh Quảng Trị kêu gọi người dân chỉnh trang nhà cửa, đón khách du lịch về nhà.