Thủ tướng: Cảng Cần Giờ là đột phá, vượt tầm, chờ đồng thuận hết thì chẳng bao giờ làm được

05:40 27/11/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để cạnh tranh với các trung tâm logistics lớn trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: T.T.D.

Chiều 26-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ hai, tổ chức tại TP.HCM. Hội nghị nhằm nghe và thảo luận về quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Thủ tướng: Có thể nghiên cứu làm tàu điện ngầm đến Cần Giờ

  • Chưa rõ phương thức đầu tư cảng Cần Giờ, đề xuất làm khu thương mại tự do thay khu phi thuế quan

  • Bộ Giao thông vận tải muốn cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào danh sách ưu tiên đầu tư

Kết luận hội nghị, Thủ tướng nhận định Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước, với hạt nhân là TP.HCM.

Vùng là nơi tập trung nguồn lực lớn nhất và có trình độ phát triển đứng đầu cả nước, là nền tảng quan trọng cho đột phá phát triển trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ cũng đang đối diện trước những thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Đề cập đến một số dự án lớn trong vùng Đông Nam Bộ đang được dư luận quan tâm, Thủ tướng đặc biệt dành thời gian nói về dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo Thủ tướng, định hướng quy hoạch đang xây dựng cảng trung chuyển quốc tế của vùng bao gồm cảng Cái Mép và Cần Giờ, không phải Cái Mép riêng, Cần Giờ riêng. Hai cảng này sẽ kết hợp tạo thành trung tâm logistics lớn của vùng và của cả nước.

"Chúng tôi đã đi khảo sát rồi, Cái Mép và Cần Giờ nằm hai bên sông Thị Vải, một bên làm rồi, bên còn lại làm có gì đâu, buôn có bạn, bán có phường. Chúng ta thành lập các cảng trung chuyển nhằm tạo ra trung tâm logistics đủ lớn mạnh để cạnh tranh với các trung tâm logistics lớn của thế giới, chứ không phải để hai cảng này cạnh tranh nhau", Thủ tướng nhấn mạnh.

TS Vũ Thành Tự Anh phát biểu - Ảnh: T.T.D.

Về các ý kiến trái chiều, Thủ tướng cho rằng: "Khi đưa ra một chủ trương lớn, vượt tầm, có tính chất đột phá, xoay chuyển tình thế không thể có sự đồng thuận hết, mà nếu chờ đồng thuận hết thì chẳng bao giờ làm được. Tư duy khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau".

Theo Thủ tướng, khi nói giải pháp đổi mới, đột phá, vượt lên trên, cần chấp nhận ý kiến khác nhau. Ví dụ khi làm đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua rừng quốc gia Cúc Phương (tiếp giáp Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa) có nhiều ý kiến tranh luận, mãi 5 năm sau mới làm được.

Đến nay nhìn lại, ý kiến của ai cũng đúng cả. Nếu không làm cũng đúng, nhưng không làm thì cũng sẽ khó có tuyến đường kết nối, tạo động lực phát triển khu vực Tây Bắc Bộ.

"Đã đưa ra giải pháp đổi mới, đột phá thì chuyện có ý kiến khác nhau là bình thường, vấn đề làm sao chúng ta giải trình được và thấy đó là việc có lợi cho dân cho nước cứ thế mà làm", Thủ tướng nhấn mạnh, và đề nghị tổ chức các hội thảo để cùng các chuyên gia đầu ngành phân tích kỹ, nghe các ý kiến phản biện, sau đó tiếp thu, giải trình.

Về lo ngại vấn đề môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái rừng ngập mặn, Thủ tướng nói: "Bối cảnh hiện tại không phải quá khó khăn như khi làm đường Hồ Chí Minh. Hiện nay về tư duy, công nghệ, kinh nghiệm, nguồn lực chúng ta đủ sức để làm. Điều quan trọng là đưa ra giải pháp tốt nhất để giữ được rừng nguyên sinh, tạo sự kết nối giữa Cần Giờ và quốc tế, phát triển giao thông xanh".

Tạo kết nối quốc tế thông qua cảng trung chuyển, sân bay quốc tế

Phát biểu tại hội nghị, TS Vũ Thành Tự Anh, giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, nhìn nhận quy hoạch vùng Đông Nam Bộ chỉ mang tính "bình bình" trong khi đó quy hoạch phải có tầm nhìn, cách tiếp cận khác.

Theo ông Tự Anh, vùng Đông Nam Bộ có cực tăng trưởng quan trọng nhất cả nước nhưng những năm gần tốc độ tăng trưởng của vùng thấp hơn mức trung bình cả nước. Đây là sự thất bại chung của cả nước chứ không chỉ riêng Đông Nam Bộ.

Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thay đổi tốc độ tăng trưởng của vùng, để vùng thực sự là đầu tàu tăng trưởng kéo theo, dẫn dắt cả nền kinh tế cả nước. Muốn vậy, cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng của vùng.

Trong đó, cơ sở hạ tầng, đô thị cần kết nối liên vùng, kết nối quốc tế thông qua cảng trung chuyển, sân bay quốc tế. Đồng thời các loại hình dịch vụ mới như trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo sức sống mới cho nền kinh tế.

Nếu chậm trễ việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM, cơ hội mở ra cho TP.HCM và Việt Nam sẽ bị khép lại.

Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh nơi sạt lở nguy hiểm bậc nhất TP Hồ Chí Minh

Hình ảnh nơi sạt lở nguy hiểm bậc nhất TP Hồ Chí Minh

06:20 22/06/2023

TP Hồ Chí Minh - Hai bên bờ rạch Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức) là 2 trong 8 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm trong tổng số...

Vị trí tâm điểm hội tụ - Bảo chứng sinh lời của Economy City Hưng Yên

Vị trí tâm điểm hội tụ - Bảo chứng sinh lời của Economy City Hưng Yên

08:20 16/07/2024

Economy City sở hữu vị trí tâm điểm của bất động sản vùng phía Đông Hà Nội, lại hưởng lợi từ nền kinh tế, hạ tầng đô thị ngày càng phát triển của huyện Văn Lâm, hứa hẹn sẽ trở thành bến đỗ tiềm năng cho giới đầu tư với dư địa phát triển dài hạn.

Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK

Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK

20:30 24/06/2024

Trong 31 chỉ số đánh giá PEFA, Việt Nam đạt 4 điểm A, 8 điểm B và B+, 8 điểm C+, 11 điểm D và D+. So với các quốc gia trong khu vực tham gia đánh giá theo Khung PEFA 2016, Việt Nam có số điểm A và điểm B+ ở mức cao.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: 'Hé mở' kế hoạch của Tổng thống Nga Putin, Malaysia có bước tiến đáng kể

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: 'Hé mở' kế hoạch của Tổng thống Nga Putin, Malaysia có bước tiến đáng kể

08:50 05/09/2024

Ngày 4/9, tờ Haberturk dẫn nguồn tin từ Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS), dự kiến được tổ chức tại thành phố Kazan (Nga) vào tháng 10 tới.

Cỏ cây bủa vây dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỉ đồng ở trung tâm TPHCM

Cỏ cây bủa vây dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỉ đồng ở trung tâm TPHCM

06:50 14/07/2023

Dự án xây mới Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng trên đất 'vàng' TP Hồ Chí Minh có chủ trương từ 15 năm trước, nhưng đến nay...

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về điện và năng lượng

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về điện và năng lượng

04:40 17/05/2024

Tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp điện và năng lượng Việt Nam - ENE Vietnam 2024, ngày 16/5, các đại biểu tham dự đã đưa ra nhiều đề xuất thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - Việt Nam về điện và năng lượng.

Cam kết giao xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong năm nay

Cam kết giao xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong năm nay

15:10 26/10/2023

Đồng Nai sẽ tăng cường nhân lực kiểm đếm để hoàn thành bồi thường và bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ngay trong năm 2023.

'Vén màn' dự án tai tiếng khiến chủ tịch công ty LDG dính lao lý

'Vén màn' dự án tai tiếng khiến chủ tịch công ty LDG dính lao lý

06:10 01/12/2023

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai dù chưa được giao đất, chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư LDG đã tổ chức thi công 680 căn nhà rồi bán cho 60 khách hàng, thu về hơn 132 tỷ đồng khiến ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty LDG - bị bắt.

Standard Chartered muốn tham gia phát triển trung tâm tài chính tại TP HCM

Standard Chartered muốn tham gia phát triển trung tâm tài chính tại TP HCM

08:50 28/06/2024

Chủ tịch Standard Chartered cho biết sẽ mang những kinh nghiệm có được tới Việt Nam để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới