Trung Quốc đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế, khi chiếm gần 50% tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2022.
Báo cáo công bố ngày 28-6 của Hiệp hội các công ty dược phẩm dựa trên nghiên cứu của Đức (VFA) cho thấy có tổng cộng 3,4 triệu đơn đăng ký bằng sáng chế đã được phê duyệt trên toàn thế giới vào năm 2022, trong đó gần 50% của Trung Quốc.
Đây là một sự gia tăng đáng kể so với 635.000 đơn nộp trong năm 1980, trong đó chỉ có 44 đơn đăng ký từ Trung Quốc.
Nhà kinh tế trưởng Claus Michelsen của VFA đánh giá: "Trung Quốc đang nổi lên như một trung tâm kinh doanh và đổi mới một cách nhanh chóng". Ông nhận định sự phát triển khoa học của Trung Quốc và những hoạt động cấp bằng sáng chế theo sau đó là "chưa từng có trong lịch sử kinh tế gần đây".
Theo VFA, kể từ đầu thiên niên kỷ này, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống khoa học và đổi mới, thể hiện qua sự gia tăng đáng kể số lượng sinh viên cao đẳng hoặc đại học trong nước. Nếu ở năm 2000, số sinh viên cao đẳng hoặc đại học tại nước này là 7 triệu người thì trong năm 2022 đã tăng lên hơn 35 triệu người.
Hầu hết các đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2022 đều dành cho máy tính, cảm biến, máy móc điện cũng như công nghệ kỹ thuật số. Trong khi đó, nước này cũng thể hiện tham vọng ngày càng tăng trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ sinh học thông qua các đơn xin cấp bằng sáng chế.
Ngoài số đơn đăng ký bằng sáng chế của Trung Quốc, 1,5 triệu đơn còn lại trong năm 2022 là từ 27 quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.
Cực quang đáng chú ý vào đầu tháng 5 vừa qua đã chứng minh sức mạnh mà các cơn bão mặt trời có thể phát ra dưới dạng bức xạ, nhưng đôi khi mặt trời còn có sức tàn phá lớn hơn nhiều. Được gọi là 'sự kiện hạt mặt trời', những luồng proton này trực tiếp từ bề mặt mặt trời có thể bắn ra ngoài như đèn pha vào không gian.
Theo dữ liệu sơ bộ của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), ngày 21-7 vừa qua là ngày nóng nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.
Vụ phun trào núi lửa Tambora ở Indonesia năm 1815 khiến Trái Đất chìm trong khí hậu lạnh suốt thời gian dài, kéo theo nhiều hậu quả nặng nề.
Geoffrey Hinton, được gọi là 'bố già AI' và vừa nhận giải Nobel Vật lý 2024, nhắc đến người học trò 'từng phế truất Sam Altman'.
Các nhà bảo tồn cho biết, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đang ở độ tuổi sinh sản và đã đẻ nhiều trứng. Vì vậy, cái chết của cá thể này là đòn giáng mạnh vào nỗ lực bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới của Việt Nam cũng như quốc tế.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã bối rối trước thực tế rằng chúng ta không tìm thấy bất kỳ nền văn minh nào ngoài Trái Đất. Đó là bất chấp thực tế rằng phương trình Drake cho thấy phải có nhiều nền văn minh ở đủ gần và đủ khả năng tiếp xúc với chúng ta. Phương trình này, ban đầu được đưa ra bởi Frank Drake, cố gắng ước tính cơ hội tiếp xúc với sự sống thống thông minh và gợi ý rằng cơ hội đó sẽ rất cao. Nghiên cứu mới cho thấy nó có thể đã...
Máy dò sự sống của Trung Quốc có thể tìm được tín hiệu sự sống như hơi thở và nhịp tim trong vài phút với khoảng cách lên tới 30m.
Khi con người thời kỳ đầu tiến hóa từ tổ tiên giống vượn, họ đã xuống khỏi cây, bắt đầu đi thẳng và mất đi bộ lông. Vậy con người bắt đầu mặc quần áo từ khi nào?
Những toà nhà có thể “tự lành” trước khi vết nứt lan rộng hay đường băng bê tông tự lấp đầy các hố bom cho phép máy bay tiếp tục cất hạ cánh đang được quân đội Mỹ nghiên cứu sản xuất. Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đang thực hiện dự án sản xuất bê tông tự lành để sử dụng trong các cơ sở quân sự. Trong văn học và phim ảnh, bê tông thường được miêu tả là phản đề của cuộc sống. Song, dự án “Chương...