Con người có thực sự cô độc trong vũ trụ?

09:20 06/07/2024
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã bối rối trước thực tế rằng chúng ta không tìm thấy bất kỳ nền văn minh nào ngoài Trái Đất. Đó là bất chấp thực tế rằng phương trình Drake cho thấy phải có nhiều nền văn minh ở đủ gần và đủ khả năng tiếp xúc với chúng ta. Phương trình này, ban đầu được đưa ra bởi Frank Drake, cố gắng ước tính cơ hội tiếp xúc với sự sống thống thông minh và gợi ý rằng cơ hội đó sẽ rất cao.

Nghiên cứu mới cho thấy nó có thể đã đánh lừa chúng ta khi bỏ sót một phần quan trọng về sự xuất hiện của sự sống thông minh. Trái Đất của chúng ta có thể tương đối hiếm khi có các đại dương, lục địa và kiến tạo mảng lâu dài nằm dưới chân chúng ta và điều này có thể cần thiết để dẫn đến sự phát triển của "các nền văn minh giao tiếp chủ động" giống như chúng ta.

Phương trình Drake có một loạt yếu tố có thể giúp xác định khả năng tồn tại sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ. Mỗi thứ lại được coi là điều kiện tiên quyết cho sự sống.

Nó bắt đầu bằng việc xem xét số lượng ngôi sao được hình thành mỗi năm, sau đó có bao nhiêu trong số này có các hệ hành tinh, bao nhiêu hành tinh trong số đó có môi trường có thể phù hợp cho sự sống, bao nhiêu trong số đó có thể xuất hiện sự sống và có bao nhiêu thế giới trong số đó có thể tạo ra một công nghệ có thể cảnh báo các sinh vật khác về sự tồn tại của họ cũng như thời gian để tất cả những điều đó diễn ra.

Trên thực tế, ta không thể đưa ra giá trị chính xác cho bất kỳ biến số nào trong những biến số đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều đó cho thấy sự sống lẽ ra phải trải rộng khắp vũ trụ và sẵn sàng để chúng ta tiếp cận.

Tuy nhiên, chúng ta đã không làm được điều đó. Thất bại này dẫn đến cuộc thảo luận về "nghịch lý Fermi", được đặt theo tên của Enrico Fermi, người đã thắc mắc tại sao chúng ta không thể tìm thấy sự sống ở bất kỳ nơi nào khác. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng chúng ta có thể đã bỏ lỡ một phần quan trọng của một trong những biến số trên. Điều đó có thể giải thích tại sao chúng ta lại cô độc trong vũ trụ.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu tin rằng khả năng sự sống trên một hành tinh có thể trở thành sự sống thông minh là gần như 100%. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể thấp hơn nhiều vì có thể nó phụ thuộc vào kiến tạo mảng.

Trên Trái Đất, kiến tạo mảng cho thấy lớp vỏ và lớp phủ trên của Trái Đất đã bị vỡ thành nhiều mảnh, từ từ di chuyển xung quanh và dẫn đến những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng trên hành tinh của chúng ta. Nhưng điều đó rất hiếm: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có kiến tạo mảng mặc dù có 3 vật thể đá khác là sao Kim, sao Hỏa và Io - mặt trăng của sao Mộc.

Có kiến tạo mảng cũng đồng nghĩa với việc các ngọn núi, núi lửa và đại dương được hình thành. Chúng cũng góp phần tạo ra sự phong hóa giải phóng chất dinh dưỡng vào đại dương và bằng cách hình thành cũng như phá hủy môi trường sống, mọi sự sống trên hành tinh đều phải tiến hóa và thích nghi. Quá trình đó có thể cần thiết để dẫn đến sự sống thông minh mà chúng ta có trên Trái Đất.

Do đó các nhà khoa học cho rằng phương trình Drake nên được xác định rõ hơn để nó tính đến việc có bao nhiêu hành tinh có lục địa, đại dương và kiến tạo mảng tồn tại lâu dài. Nếu đúng như vậy thì ước tính sẽ thấp hơn nhiều: biến số quan trọng đi từ gần 100% đến khoảng từ 0,003% đến 0,2%.

"Điều này giải thích sự hiếm có của các điều kiện hành tinh thuận lợi cho sự phát triển của sự sống thông minh trong thiên hà của chúng ta và giải quyết nghịch lý Fermi", nhà nghiên cứu Robert Stern của Đại học Texas tại Dallas cho hay.

Có thể bạn quan tâm
Đường hầm dưới nước được xây như thế nào?

Đường hầm dưới nước được xây như thế nào?

04:00 02/07/2024

Theo thời gian, các kỹ sư đã phát triển nhiều phương pháp xây dựng đường hầm giúp quá trình xây dựng tiết kiệm nhân lực và an toàn hơn.

Sạt lở, sụt lún ở ĐBSCL diễn ra bất thường, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Sạt lở, sụt lún ở ĐBSCL diễn ra bất thường, Bộ Nông nghiệp nói gì?

17:20 24/08/2024

Từ đầu năm đến nay, tình trạng sạt lở, sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra ngày càng phức tạp, trái quy luật tự nhiên. Hàng nghìn ngôi nhà của người dân đang ngày đêm bị lòng sông 'nuốt trôi', trở thành nỗi lo lắng thường trực của người dân nơi đây. PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTTN) Nguyễn Hoàng Hiệp để làm rõ vấn đề này.

Hành trình 10 năm cứu hộ hàng nghìn động vật hoang dã

Hành trình 10 năm cứu hộ hàng nghìn động vật hoang dã

14:00 10/08/2024

Nhận được thông tin về việc nhiều cá thể động vật hoang dã cần cứu hộ sau khi thu về từ hai vụ buôn bán động vật trái phép, những cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) lập tức lên đường ngay trong đêm.

Trưởng ban Tuyên giáo: 'Sớm ban hành Chiến lược quốc gia về đội ngũ trí thức'

Trưởng ban Tuyên giáo: 'Sớm ban hành Chiến lược quốc gia về đội ngũ trí thức'

21:00 23/04/2024

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cần sớm ban hành Chiến lược quốc gia về đội ngũ trí thức, khơi thông điểm nghẽn và hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức trẻ.

Kiến nghị tài khoản mạng xã hội định danh mới được bình luận

Kiến nghị tài khoản mạng xã hội định danh mới được bình luận

12:40 16/07/2024

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đề nghị cần có quy định tài khoản mạng xã hội đã được định danh mới được bình luận nhằm chống tin giả, xấu độc.

Dân mạng tranh cãi trước quan điểm 'ô tô không phải tiêu sản, còn là máy in tiền'

Dân mạng tranh cãi trước quan điểm 'ô tô không phải tiêu sản, còn là máy in tiền'

16:30 10/07/2024

Quan điểm phổ biến cho rằng ô tô là tiêu sản, nhưng cũng có người không đồng tình.

Phát hiện nhím 'Ma cà rồng' ở Việt Nam

Phát hiện nhím 'Ma cà rồng' ở Việt Nam

13:30 26/12/2023

Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.

Tai nạn gãy chân vì dầu đổ ra đường

Tai nạn gãy chân vì dầu đổ ra đường

12:50 29/05/2024

Một chủ phương tiện gặp tai nạn gãy xương đùi vì dầu nhớt đổ ra đường tại đường gom Võ Nguyên Giáp tại xã Vân Nội, Đông Anh.

Quái vật megalodon hay cá mập trắng bơi nhanh hơn?

Quái vật megalodon hay cá mập trắng bơi nhanh hơn?

06:20 29/07/2024

Quái vật tiền sử megalodon bơi nhanh hơn một chút so với cá mập trắng, theo kết quả nghiên cứu dựa vào nha bì như dấu hiệu hé lộ tốc độ săn mồi của chúng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới