Theo dữ liệu sơ bộ của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), ngày 21-7 vừa qua là ngày nóng nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.
Cụ thể, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đo được vào ngày 21-7 vừa qua là 17,09 độ C, cao hơn một chút so với mức kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 6 vừa qua là 17,08 độ C.
Theo C3S, kể từ tháng 6-2023, đã 13 tháng liên tiếp nhiệt độ trung bình hằng tháng đều được ghi nhận là cao nhất lịch sử. Riêng tháng 6 vừa qua ghi nhận nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu là 16,66 độ C - nóng nhất từ trước đến nay.
Một số nhà khoa học cho rằng năm 2024 có thể vượt qua năm ngoái trở thành năm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu được ghi chép đến nay do tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino vốn kết thúc vào tháng 4 năm nay đã đẩy nhiệt độ tăng cao chưa từng thấy trong năm 2024 này.
Trong tuần qua, các đợt nắng nóng đã thiêu đốt nhiều vùng rộng lớn ở Mỹ, châu Âu và Nga, đồng thời làm tăng nguy cơ cháy rừng diện rộng.
Theo Đài quan sát Trái đất của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, nhiệt độ cao đã góp phần gây ra cháy rừng từ Bồ Đào Nha đến Hy Lạp, cũng như dọc theo bờ biển phía bắc châu Phi ở Algeria.
"Gần như cứ mỗi 10 phút lại có một đám cháy mới bùng phát", báo Independent dẫn lời một người phát ngôn của lực lượng cứu hỏa Hy Lạp. Người này nói thêm rằng họ đang phải vật lộn với hàng loạt đám cháy.
Theo Hill (Mỹ), nắng nóng khắc nghiệt là thảm họa gây chết người hàng đầu trong các thảm họa khí hậu.
Trong năm nóng nhất lịch sử 2023, hơn 2.300 người Mỹ đã chết vì nhiệt độ cao, cùng với đó là hơn 70% người lao động toàn cầu phải đối mặt với các nguy cơ do thời tiết nóng khắc nghiệt.
Sau khi bí mật đặt các bẫy ảnh trong rừng sâu, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong, Nghệ An) đã phát hiện nhiều loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm có trong sách đỏ.
Các nhà khoa học ghi hình cá voi sát thủ tấn công cá heo nhỏ hơn, hạ gục con mồi và cùng chia sẻ bữa ăn với đồng loại.
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo trực tuyến mưa dông, giúp người dân có thể theo dõi trực tiếp theo thời gian thực các khu vực đang có mưa sét để phòng tránh.
Mất đến hai thế kỷ các nhà khoa học mới có thể tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, giới chuyên gia còn đặt tên thử thách này là “Vấn đề Dolomite”, cho thấy những thách thức về khoa học khi tái tạo loại khoáng sản trong môi trường phòng lab. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, kết quả hợp tác giữa Đại học Michigan (UM) và Đại học Hokkaido ở Sapporo, Nhật Bản, dường như đã giải quyết được câu hỏi hóc búa về địa chất này bằng...
Không chỉ phạt nguội từ hệ thống camera giám sát, cảnh sát giao thông TP Bắc Giang còn phạt nguội nhiều trường hợp vi phạm từ camera người dân cung...
Các chuyên gia cảnh báo tội phạm ở Montreal đang sử dụng AirTag để theo dõi ôtô, đánh cắp sau đó bán ra nước ngoài.
Ấu trùng trai vằn, loài nước ngọt sinh sản nhanh đến từ miền nam Nga và Ukraine, được phát hiện trên sông Colorado, đe dọa hệ sinh thái bản địa.
Các chuyên gia thực hiện khoan khảo sát kiểm tra địa chất, tính các khả năng động đất, sóng thần để đảm bảo an toàn thiết kế cơ sở của lò phản ứng nghiên cứu mới.
GS.TS Phùng Văn Đồng cùng cộng sự phát hiện ra mô hình có thể dự đoán khối lượng neutrino và sự tồn tại phổ biến của vật chất tối nhằm khai phá những bí ẩn vũ trụ.