Vì lịch chạy thận trước thềm năm mới, sức yếu, nhà xa, nhiều bệnh nhân phải hủy dự định về quê, ở lại bệnh viện tiếp tục điều trị.
6 giờ 30 phút sáng 7/2 (28 Tết), ê kíp bác sĩ, điều dưỡng khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tất bật cho ca chạy thận đầu tiên trong ngày. Người chuẩn bị trang thiết bị, người kiểm tra máy chạy thận, người đo huyết áp cho người bệnh.
BS.CKII Võ Thị Kim Thanh, Phó khoa, cho biết khoa hiện chăm sóc, chạy thận cho 38 người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Người bệnh chủ yếu sống tại TP HCM, một số đến từ các tỉnh, thành lân cận. Người bệnh lớn tuổi nhất 92 tuổi, người trẻ nhất 24 tuổi.
Những ngày thường, mỗi ngày khoa chạy thận cho khoảng 17-18 người bệnh. Một tuần trước Tết, số lượng người bệnh chạy thận tăng gần gấp đôi, trên 30 ca mỗi ngày do nhu cầu tăng lên.
Ông Quang, 65 tuổi, gốc Hải Phòng, vào TP HCM lập nghiệp hơn 35 năm. Trước khi mắc suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo, năm nào ông cũng cùng vợ và hai con cố gắng thu xếp công việc từ ngày 25 Tết để về quê. Từ khi phải chạy thận nhân tạo đều đặn một tuần ba buổi, ông đành ở lại TP HCM những ngày Tết.
"Người thân, bạn bè ở quê mong lắm nhưng tôi không bỏ chạy thận được. Về quê đường xa, nhỡ có gì sợ xử lý không kịp, đành chịu", ông nói.
Ông Quang cho biết thêm thời gian đầu chạy thận, sức khỏe ông yếu hơn, thường mệt mỏi, ngứa khắp cơ thể, tụt huyết áp. Những năm gần đây, ông tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp thể dục vừa sức mỗi ngày, sức khỏe cải thiện hơn.
Nằm ở giường đối diện, bà Vân, 72 tuổi, quê Long An, đang nói chuyện điện thoại với con gái: "Chiều 30 thằng hai chở má về, má với bây đi mua mấy chậu cúc với cành mai trưng mấy ngày Tết nghe".
Năm nay là năm thứ hai bà chạy thận nhân tạo tại khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Đều đặn mỗi thứ 2, 4, 6 hàng tuần, bà được con trai cả đưa vào viện. Hết ca chạy thận, anh lại ghé đón mẹ về. Từ ngày mẹ phải điều trị thường xuyên, anh cũng xin làm tài xế ở TP HCM để tiện chăm sóc.
"Nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng nó bảo 'má còn ở với tụi con ngày nào là tụi con vui ngày đó' nên tôi cũng ráng", bà Vân cho biết.
Năm nay, ca chạy thận cuối cùng của bà kết thúc chiều 30 Tết. Sau đó, bà cùng con trai về Long An họp mặt gia đình, mùng 3 Tết trở lại bệnh viện chạy thận. "Tết còn đủ sức khỏe về với con với cháu là vui rồi", bà nói thêm.
Ở giường gần đó, bà Dung, 62 tuổi, quê Đà Lạt, đang xem tivi, thỉnh thoảng lại với tay phải lấy một miếng khô gà nhỏ nhấm nháp. Bà khoe món ngon do chính tay mình chế biến theo "khẩu vị đặc biệt" ít mặn, ít ngọt. Mỗi tuần bà đến bệnh viện chạy thận một lần. Hôm nào khỏe, bà cùng con gái út đi chợ, chuẩn bị món ăn cho những ngày Tết.
Tính đến năm nay, bà đã có 9 cái Tết xa quê. "Mấy năm đầu nhớ quê dữ lắm, nhiều đêm mở mấy bài hát về Đà Lạt nghe rồi khóc lúc nào không hay, nhưng riết rồi cũng quen", bà Dung nói.
Để giúp mẹ vơi nỗi nhớ, hai người con của bà năm nào cũng tranh thủ về quê từ ngày 27 Tết để làm lễ cúng tất niên, rồi quay lại TP HCM vào ngày 29 để đón Tết cùng mẹ. Trong thời gian đó, việc đưa đón mẹ đi chạy thận giao lại cho con út.
Theo bác sĩ Thanh, một tuần trước Tết, khoa Thận - Lọc máu điều chỉnh tăng số ca lọc máu một ngày từ 3 ca lên 4 ca để đáp ứng nhu cầu về quê ăn Tết của người bệnh. Tối 30 Tết là ca chạy thận cuối cùng của khoa. Người bệnh có hai ngày ăn Tết trọn vẹn với gia đình.
Trước khi nghỉ Tết, các bác sĩ, điều dưỡng của khoa hướng dẫn từng người bệnh cách ăn uống; chăm sóc cầu tay chạy thận (FAV); theo dõi và ghi chép huyết áp trước và sau ăn; theo dõi cân nặng, lượng nước vào/ra khỏi cơ thể.
Theo bác sĩ Thanh, Tết là thời điểm người bệnh có xu hướng ăn uống thoải mái hơn ngày thường. Với người khỏe mạnh, ăn thêm một miếng bánh chưng, miếng trái cây, uống một ly nước là chuyện bình thường nhưng với người bệnh chạy thận nhân tạo lại ảnh hưởng sức khỏe.
Nhằm đảm bảo người bệnh nắm đầy đủ các hướng dẫn, khoa gửi mỗi người bệnh những tờ rơi hướng dẫn chăm sóc sức khỏe để người bệnh tiện theo dõi, thực hiện. Các bác sĩ, điều dưỡng không quên nhắc người bệnh trở lại bệnh viện chạy thận đúng lịch hẹn.
Bác sĩ Thanh cho biết thận của người bệnh suy thận giai đoạn cuối gần như không còn khả năng lọc máu, độ lọc cầu thận (eGRF) dưới 15 ml/phút/1,73m2. Việc điều trị với máy chạy thận nhân tạo có vai trò thay thế chức năng lọc máu của hai quả thận, giúp lọc và thải chất thải, chất thừa nhằm duy trì sức khỏe cho người bệnh.
Nhiều người bệnh có tâm lý "kiêng" đến bệnh viện chạy thận trong những ngày Tết vì sợ "xui". Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh, nếu người bệnh không chạy thận đúng lịch, các chất thải, chất lỏng thừa không được lấy đi, dần tích tụ trong cơ thể sẽ "đầu độc", thậm chí cướp đi sinh mạng người bệnh.
Ngoài ra, chạy thận đúng lịch giúp người bệnh tránh tình trạng dồn ứ, phải chờ lâu để được chạy thận do không đủ máy. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 10,1% dân số với khoảng 8.000 ca mắc mới mỗi năm. Hiện trong nước có khoảng 800.000 người bệnh suy thận mạn cần phải chạy thận nhân tạo nhưng chỉ có 5.500 máy chạy thận phục vụ khoảng 33.000 người bệnh.
Để có một cái Tết trọn vẹn, đảm bảo sức khỏe, bác sĩ Thanh khuyến cáo người bệnh chạy thận nhân tạo cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ về ăn uống. Cụ thể là ăn giảm đạm; tránh món mặn, không dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn đun lại nhiều lần; hạn chế nước chấm; không sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga; không ăn một số loại trái cây nhiều kali như chuối, nho, vải, cam.
Người bệnh cũng cần uống thuốc đúng giờ, đủ liều và chạy thận đúng lịch hẹn với bác sĩ.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |
Mưa lũ khiến huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An chịu thiệt hại nặng nề. Trong chiều 28/9, Tỉnh Đoàn Nghệ An đã trao 100 triệu đồng giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ngày 22-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Y tế đã đến thăm, chúc mừng y bác sĩ, cán bộ y tế Bệnh viện Tâm Anh, Hệ thống tiêm chủng VNVC cùng Công ty Dược phẩm ECO, nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mới đây, một công ty quảng cáo ở tỉnh Sơn Tây bị các cựu nhân viên cáo buộc chuyển văn phòng từ thành phố lên vùng núi hẻo lánh để buộc họ phải xin nghỉ việc.
Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban quanh câu chuyện về những sáng tác cho công nhân, người lao động nói riêng và...
Tối 20.9, phía luật sư đại diện pháp lý cho ca sĩ Vy Oanh xác nhận với phóng viên Lao Động cô sẽ có mặt tại phiên toà xét xử bà Nguyễn Phương Hằng vào 21.9. Trước đó, phía nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng cho biết sẽ tham dự nếu được toà triệu tập.
Nghe thấy tiếng quen thuộc, con cá bơi lại gần bờ và ngoan ngoãn cho ông chủ nâng người mình lên khỏi mặt nước.
'Không biết ba trên trời có biết em được nhận học bổng không? Ba mất lúc giãn cách COVID-19 nên em không nói chuyện được với ba. Chỉ mong ba nói chuyện với một chút, cho ba biết em được tiếp sức đến trường”, bé Kha Vy, học sinh lớp 4, nói.
Triệu Thị Mùi (dân tộc Dao đỏ) và Sùng Lan Phương (dân tộc Mông) là hai trong số 61 đại biểu dân tộc thiểu số tham dự chương trình Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ I năm 2023 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 9 - 10/9. Cả hai đã chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nói lên nguyện vọng, tâm tư của bản thân cũng như của nhiều bạn nhỏ khác gửi đến lãnh đạo các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội.
Khi nhận thấy đứa con 6 tuổi bị cận thị cách đây hai năm, Li Yun quyết tâm làm mọi thứ có thể để bảo vệ thị lực của con.