Nhật Bản xác nhận tàu săn của họ đã giết con cá voi vây đầu tiên sau hơn một thập kỷ, bất chấp đây là loài vật lớn thứ hai trên Trái Đất và có nguy cơ tuyệt chủng.
Con cá voi vây đực dài 19,6 m và nặng 55 tấn, bị bắt gần đây ngoài khơi tỉnh Iwate bởi công ty Kyodo Senpaku, theo OceanCare. Hoạt động đánh bắt diễn ra sau quyết định gây tranh cãi vào tháng 5/2024 khi cá voi vây được thêm vào danh sách những loài có thể đánh bắt trong khu đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp nước này thông báo họ cho phép đánh bắt 59 con cá voi vây, cùng với hạn ngạch hiện nay dành cho cá voi minke, cá voi Bryde và cá voi Sei. Ở thời điểm thông báo, Kyodo Senpaku cũng ra mắt tàu đánh bắt cá voi mới mang tên Kangei Maru dài 112,6 m tích hợp lò mổ hiện đại, IFL Science hôm 6/8 đưa tin.
Cá voi vây là động vật lớn thứ hai trên Trái Đất xét theo chiều dài, chỉ xếp sau cá voi xanh. Chúng được coi là loài dễ tuyệt chủng bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Nhật Bản cho rằng số lượng cá voi vây ở Bắc Thái Bình Dương đã khôi phục tới mức có thể đánh bắt lâu dài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bảo tồn không đồng tình và chỉ trích gay gắt quyết định săn giết cá voi vây.
"Cá voi vây là động vật lớn thứ hai trên Trái Đất. Đây là một sai lầm lớn đối với Nhật Bản, đối với cá voi và cộng đồng quốc tế đang tìm cách bảo vệ chúng. Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản lập tức rút lại quyết định không thể biện hộ này", Catherine Bell, giám đốc Chính sách quốc tế tại Quỹ Phúc lợi động vật Quốc tế, cho biết. "Không có cách nhân đạo nào để giết cá voi trên biển và chúng tôi lo ngại sâu sắc về tác động tới phúc lợi động vật của hoạt động đi săn này". Theo Bell, các tàu săn cá voi của Nhật Bản không giết cá voi vây từ năm 2011 và những người điều khiển lao móc hiện nay không có kinh nghiệm giết loài vật lớn, dài và nặng hơn nhiều loài to nhất mà họ đang săn bắt. Lao móc không hiệu quả trong việc giết cá voi, dẫn tới cái chết chậm đau đớn.
Nhật Bản khôi phục đánh bắt cá voi thương mại vào tháng 6/2019 sau khi gây tranh cãi với quyết định rút khỏi Ủy ban đánh bắt cá voi quốc tế (IWC), tổ chức liên chính phủ điều phối ngành công nghiệp này. Chính phủ Australia đặc biệt phản đối mạnh mẽ và bày tỏ "thất vọng sâu sắc" với hoạt động đánh bắt cá voi thương mại của Nhật Bản.
An Khang (Theo IFL Science)
Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu hôm 21/7 đạt 17,09 độ C, theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU).
Để khắc phục tình trạng trẻ bị bỏ quên trên xe, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Việt Nam, xe khách, trong đó có xe chở học sinh đã bắt buộc lắp camera. Nếu camera này tích hợp được AI, việc phát hiện trẻ bị bỏ quên rồi phát ra các cảnh báo qua còi xe, điện thoại… sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả.
Mẫu xe điện 3 bánh Kairos EV trang bị không chỉ một mà hai hệ thống an toàn độc đáo giúp xe vào cua an toàn và giảm bớt lực tác động trong tai nạn va chạm.
Sinh sống tại một ngôi làng nhỏ ở Quý Châu, Trung Quốc, ông lão này hằng ngày thường lên núi hái thuốc. Trong một lần bị lạc trong rừng, ông tình cờ phát hiện vật thể lạ đang bám trên thân cây cổ thụ. Hóa ra, thứ này là cây nấm khổng lồ được hình thành bởi vô số cây nấm nhỏ. Cây nấm này cao tới 50 cm, đường kính tương đương với một cái ô. Từ nhỏ tới lớn, bác nông dân chưa bao giờ nhìn thấy cây nấm nào to như vậy nên đã quyết định đem về nhà. Vừa...
Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM kêu gọi các quỹ đầu tư tham gia chương trình hỗ trợ, ươm tạo startup với vai trò đối ứng tài chính và các hoạt động chuyên môn khác.
Quỹ học bổng Vallet đã hỗ trợ nhiều tài năng trẻ phát huy khả năng, trở thành những nhà khoa học, theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt.
Vụ việc cục nóng máy điều hòa phát nổ ở Vĩnh Phúc vừa qua khiến nhiều người thắc mắc về nguyên nhân nổ và cách phòng tránh.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tàn tích của một ngôi đền có niên đại khoảng 2.700 năm, vào thời một vương quốc tên là Kush cai trị một khu vực rộng lớn, bao gồm cả những gì ngày nay là Sudan, Ai Cập và một phần của Trung Đông.
Đồ cổ là thứ rất quý giá. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ của con người thời cổ đại mà còn là bằng chứng để người hiện đại tìm hiểu về quá khứ ngàn xưa. Người bình thường rất khó để phân biệt được tính xác thực cũng như giá trị của những loại đồ cổ. Có người may mắn khám phá ra đồ cổ mà không biết giá trị thực nên coi như đồ vật bình thường. Năm 1957, tại thôn Thái Bình, huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một nông dân tên Yên Tư Nghĩa khi...