Chị Huệ - vợ thượng úy Lê Quang Thành và con gái anh khóc ngất trước cánh cửa nhà vĩnh biệt. Họ quá đau đớn trước sự ra đi quá đường đột của anh.
Anh Quang, anh ruột chị Huệ cho biết, sáng 30/7, thượng úy Thành vẫn ăn cơm cùng cả nhà tại TP Đà Lạt. Sau đó, anh lên Trạm CSGT Madaguoi để công tác thì gặp nạn.
“Nhà tôi ở huyện Bảo Lâm, chiều 30/7 tôi thấy rất đông xe cảnh sát, cứu thương chạy về hướng huyện Đạ Huoai. Tôi đọc báo thì thấy có vụ sạt lở đèo Bảo Lộc khiến 3 chiến sĩ CSGT bị vùi lấp. Tôi lấy điện thoại gọi cho Thành thì thấy lúc đổ chuông, lúc máy bận. Tôi nghĩ Thành đang bận xử lý công tác sạt lở. Thế nhưng, sau đó gia đình được báo tin là Thành bị vùi lấp”, anh Quang nói.
Còn theo bà Vân – người thân của thiếu tá Nguyễn Khắc Thường, sáng 30/7, anh Thường có gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe của cha mình. Anh Thường thông báo với gia đình anh đang đi tuần tra. Đến khoảng 15h ngày 30/7 thì cả nhà mới bàng hoàng khi nghe tin đất đá vùi lấp Trạm CSGT Madaguoi.
“Vợ của Thường giờ đi không nổi nữa, quá đau đớn. Thường đi để lại người vợ tảo tần cùng hai cậu con trai đang học tiểu học”, bà Vân nghẹn ngào.
Người thân của các nạn nhân cho biết, họ đang nỗ lực cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng nhằm sớm đưa các thi thể về mai táng. Ai cũng cảm thấy bàng hoàng và đau đớn đến tột cùng khi nghe tin vụ sạt lở kinh hoàng.
Ghi nhận của PV VTC News, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Lâm Đồng cũng túc trực suốt đêm tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai cũng như hiện trường vụ sạt lở nhằm nhanh chóng hoàn tất công tác khám nghiệm, làm rõ vụ việc.
Trước đó, như VTC News đã thông tin, trong ngày 30/7, các chiến sĩ thuộc Trạm CSGT Madaguoi - Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đang di dời đồ đạc trong trạm đến nơi an toàn để phòng tránh sạt lở thì bất ngờ đất đá đổ ập xuống.
3 chiến sĩ thuộc Trạm CSGT Madaguoi gồm thiếu tá Nguyễn Khắc Thường, thượng úy Lê Quang Thành và thượng úy Lê Ánh Sáng đã bị vùi lấp. Một người dân đến hỗ trợ các chiến sĩ di dời đồ đạc cũng tử vong trong vụ sạt lở.
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường, huy động phương tiện tìm kiếm và đưa các nạn nhân về nhà vĩnh biệt Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai.
Những lao động sinh sống ở xóm trọ dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) phải gồng mình cam chịu cái nắng nóng gay gắt...
Ông Hoàng Tuấn Công - người đăng tải các clip liên quan sự việc 2 học sinh đứng ở cổng Trường THCS Trần Mai Ninh (TP. Thanh Hóa) gập người cúi chào thầy cô giáo ra, vào trường trong ôtô con dưới trời giá rét đã trả lời Báo Lao Động rõ ràng về vụ việc.
Mưa lũ, sạt lở đất đã gây ra thiệt hại toàn địa bàn toàn tỉnh, ước tính trên 6 tỉ đồng.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, chiều tối 5/8, tại xã Khao Mang, xã Lao Chải, xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) có mưa to và rất to dẫn đến lũ ống, sạt lở ta-luy dương nghiêm trọng gây tắc đường Quốc lộ 32, làm giao thông tê liệt. Đặc biệt, mưa lớn đã làm sạt lở đất, đá lăn vào nhà làm 2 cháu nhỏ của một hộ gia đình ở bản Háng Bla Ha AB (xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải) là Cứ Thị Tú U....
Nhiều nhà vườn Lâm Đồng đã chuẩn bị trồng hoa phục vụ dịp rằm tháng 7 nên nguồn cung mặt hàng này được dự báo sẽ dồi dào, giá tăng không quá đột biến. Ngược lại, do nguồn cung giảm, giá nhiều loại trái cây đang có xu hướng tăng.
Sáng 24-2, dù trời mưa rét, nhưng vẫn có hàng ngàn người dân đội mưa đến phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) để lễ phủ trong ngày rằm tháng Giêng.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh bị ngập lụt, nhiều vùng dân cư bị cô lập, 3 người chết và mất tích do mưa lũ.
Cơn mưa cực lớn và kéo dài đúng lúc có triều cường nên nhiều tuyến đường ở thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) ngập nặng. Có nơi lượng mưa đo được hơn 221mm.
Bản tin thời sự 20h: Cháy lớn tại chợ huyện ở Đắk Lắk; Giá điện tăng, người dân lo hàng hóa 'té nước theo mưa'; Quái xế ngang nhiên biến khu...