Tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, có 6 điểm nguy cơ sạt lở đất đá, bồi đất vào nhà dân, đất ruộng và đường liên thôn do thi công tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Các bãi thải từ thi công tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã và đang có nguy cơ sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, nhất là đang ở cao điểm mùa mưa lũ.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh có 6 điểm nguy cơ sạt lở đất đá, bồi đất vào nhà dân, đất ruộng và đường liên thôn do thi công tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (dự án), gồm các vị trí: Km0+800 nguy cơ sạt đất vào nhà dân ảnh hưởng đến 3 hộ, Km1+700 nguy cơ sạt đất và vùi lấp đất vào 9 nhà của người dân, Km2+300 nguy cơ sạt lở đất vào đường liên thôn dài khoảng 100m, Km4+750 nguy cơ đất đá lấp vào nhà 3 hộ dân và 3 sào ruộng (1 sào 500m2), Km6+650 nguy cơ vùi lấp đất đá vào nhà 7 hộ dân và 5 sào ruộng, Km7+180 nguy cơ vùi lấp đất đá vào đường liên thôn dài 20m và nhà 4 hộ dân.
Ngoài ra, đất đá sạt trượt từ các bãi thải của dự án xuống lòng sông, suối cũng có nguy cơ làm thay đổi dòng chảy, nhất là ở thượng nguồn sông Bến Hải.
Ngày 17/10, ông Hồ Văn Đàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Ô cho biết nguyện vọng của chính quyền và người dân địa phương là chủ đầu tư dự án, các nhà thầu cần khắc phục ngay đất đá ở một số bãi thải của dự án tràn xuống lòng sông suối.
Đồng thời, có giải pháp ngăn chặn đất đá tràn xuống ruộng sản xuất, đường giao thông liên thôn và nhà ở của người dân, đảm bảo an toàn đời sống và đi lại của người dân, nhất là dự báo trong những ngày tới có mưa lớn.
Cùng ngày, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị (chủ đầu tư dự án) Trần Hữu Hùng cho biết, phản ánh của chính quyền và người dân địa phương về sạt lở và nguy cơ sạt lở đất đá từ các bãi thải của dự án là đúng. Đơn vị đã cho kiểm tra và chỉ đạo các nhà thầu sớm khắc phục.
Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị đã ra công văn yêu cầu đơn vị quản lý dự án, các nhà thầu thi công dự án nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp tăng cường chống sạt lở tại các vị trí có nguy cơ về sạt lở đất; vỗ mái, giật cơ chống trượt mái taluy âm tại các vị trí bãi thải, các vị trí gần đường giao thông liên thôn, ruộng lúa đảm bảo mọi hoạt động sinh sống của người dân trên địa bàn khi thi công công trình được ổn định an toàn.
Cùng đó, bố trí biển cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ sạt lở; bố trí máy móc, thiết bị nhân lực khắc phục ngay nếu có sạt lở xảy ra, đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường liên thôn, ổn định đời sống sản xuất của người dân.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo nhà thầu thi công khẩn trương triển khai thực hiện; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời xử lý ngay các vị trí nếu có sạt lở xảy ra.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các nhà thầu thi công bố trí nhân lực thiết bị túc trực, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân không di chuyển qua các khu vực có nguy cơ sạt lở cao khi có mưa bão xảy ra.
Trước đó tháng 4/2023, Ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh cũng đã ra văn bản gửi các nhà thầu về việc thanh thải và đảm bảo an toàn giao thông vệ sinh môi trường trong quá trình thi công đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Đơn vị này yêu cầu khẩn trương đưa máy máy móc thanh thải ngay các vị trí bị đất làm lấp dòng chảy và có biện pháp thi công đảm bảo không cho đất rơi vãi tuột xuống lấp các khe suối; nghiêm cấm việc đổ đất thừa bừa bãi không đảm bảo quy định.
Dự án đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây giai đoạn 1 dài gần 15km đi qua hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, vốn đầu tư gần 230 tỷ đồng. Dự án triển khai từ năm 2022, dự kiến hoàn thành năm 2024.
Tuyến đường này hoàn thành sẽ góp phần phá thế độc đạo Quốc lộ 9 từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn, tiếp tế lương thực khi thiên tai xảy ra và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi phía Bắc của Quảng Trị./.
Thái Nguyên – Tuyến đường liên kết 3 xã là Ôn Lương (Phú Lương), Phúc Lương (Đại Từ) và Bộc Nhiêu (Định Hóa) bị sạt lở nhiều năm nhưng chưa...
Đắk Lắk - Người dân vùng giáp ranh dự án khu đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh giai đoạn 2 do Công ty CP Đầu tư...
(Dân trí) - Tối 24/6, một vụ sạt lở đất xảy ra ở xã Bình Trung (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) làm một ngôi nhà cấp 4 bị đổ sập, khiến cháu T. (6 tuổi) đang ở trong nhà tử vong.
Ngày 15-11, miền Trung tiếp tục có mưa to trên diện rộng. Lũ trên sông Hương ở Thừa Thiên Huế vẫn còn lên.
Mưa đá, dông lốc dồn dập trút xuống các bản làng nghèo miền tây Nghệ An, khiến nhiều mái nhà không còn nguyên vẹn.
Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 13.400 tỉ đồng để xử lý 63 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm với tổng chiều dài 240km.
Phú Thọ - Hàng trăm hộ dân sống tại xã Dân Quyền, huyện Tam Nông lo lắng vì tình trạng sạt lở bờ sông Đà đang diễn ra với mức...
Theo Bộ Xây dựng, khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa cần hạn chế phát triển xây dựng, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng nhằm tránh gây quá tải cho hạ tầng.
Tối 21-5, cơn mưa dông lớn trút xuống nhiều nơi trên địa bàn TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Tại tuyến đường Lê Thành Phương (phường 8) nhiều người phải dùng tay hốt rác để khơi thông miệng cống giúp bớt ngập.