Đắk Lắk - Người dân vùng giáp ranh dự án khu đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh giai đoạn 2 do Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) làm chủ đầu tư, đang lo lắng vì sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản.
Dân vùng nguy cơ sạt lở chưa được di dời
Ông H.H.T (đường Đoàn Thị Điểm, phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột) chia sẻ, đã hơn 5 năm nay dự án khu đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh giai đoạn 2 chưa được Công ty Trung Nguyên triển khai. Những hộ dân sống gần khu suối giáp ranh vùng dự án chờ đợi mỏi mòn được di dời, bố trí tái định cư nhưng chưa được.
Mỗi khi trời mưa lớn, nước ở con dốc thoải dẫn xuống (từ đường Đoàn Thị Điểm đến hẻm 12 đường Nguyễn Văn Trỗi) chảy siết gây nguy cơ sạt lở rất cao. Bà con buộc phải bỏ tiền túi ra lắp hệ thống ống dẫn, mương tự chế để nước xuôi dòng chảy xuống suối, tránh thấm lâu gây sạt lở.
Trước tình hình trên, để giảm thiểu rủi ro mất mát tài sản, đảm bảo tính mạng người dân, UBND phường Thắng Lợi đã lắp bảng cảnh báo khu vực nguy cơ sạt lở để người dân phòng tránh, chờ UBND TP Buôn Ma Thuột cho chủ trương xử lý.
Anh V.N.H (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: "Các hộ dân sinh sống vùng dự án khu Suối Xanh ẩm thấp, mỗi lần mưa gió rất khổ sở. Bà con trong vùng muốn được cơ quan chức năng di dời đã lâu nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy tin tức gì, sống lâu năm trở thành quen nên giờ cũng chẳng ai bận tâm. Họ cứ chờ đợi khi nào Công ty Trung Nguyên triển khai dự án, tới đâu hay tới đó".
Yêu cầu sớm triển khai dự án
Ngày 5.10, UBND TP Buôn Ma Thuột xác nhận, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đầu tư dự án xây kè chống sạt lở tại khu vực Suối Xanh (từ khu dân cư sau hẻm 12 Nguyễn Văn Trỗi đến khu dân cư sau hẻm đường Đoàn Thị Điểm).
Trước đó, tháng 12.2020, dự án xây kè chống sạt lở đã hoàn thiện khâu chuẩn bị đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện do vướng các pháp lý, với ranh quy hoạch Dự án đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh.
Lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột nhận định vị trí khu vực có nguy cơ sạt lở nằm trên đỉnh mái taluy tại ranh giới giữa khu dân cư hiện trạng sau đường Đoàn Thị Điểm thuộc phường Thắng Lợi và ranh quy hoạch của dự án Suối Xanh (giai đoạn 2).
Việc đầu tư dự án xây kè chống sạt lở tại khu vực này là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của 16 hộ dân đang sinh sống tại đây. Tuy nhiên, diện tích thực hiện dự án xây kè chống sạt lở khu vực Suối Xanh phần lớn nằm trong phạm vi ranh quy hoạch của dự án Suối Xanh giai đoạn 2.
UBND thành phố đã báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo Công ty Trung Nguyên đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đoạn 2 của dự án Suối Xanh. Doanh nghiệp cần sớm giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực nằm trong ranh dự án, đồng thời khẩn trương có biện pháp đầu tư chống sạt lở, sụt lún.
Riêng đối với 16 hộ dân sinh sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở (nằm ngoài ranh dự án Suối Xanh), UBND thành phố cho biết sẽ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư nhằm đảm bảo an toàn và ổn định đời sống cho các hộ. Đồng thời, nghiên cứu đầu tư xây dựng nhằm ổn định mái dốc, phòng chống sạt lở, sụt lún tại khu vực và các khu dân cư lân cận.
Như Báo Lao Động đã thông tin, giai đoạn 2 của dự án khu đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh có thời gian triển khai từ quý I/2018 đến ngày 31.12.2023. Do chưa hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất, nên chủ đầu tư chưa được triển khai thực hiện.
Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Buôn Ma Thuột xác nhận, Tập đoàn Trung Nguyên đã kí hợp đồng với đơn vị để triển khai đo đạc, trích lục, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân tại dự án kể trên. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, phía doanh nghiệp hầu như không có bất kì động thái gì trong việc thúc đẩy triển khai dự án. Thậm chí, họ còn chưa bố trí vốn để Trung tâm triển khai thực hiện.
Nghe thông báo lũ các sông đang lên cao, hàng trăm người dân đưa ôtô lên cầu Chợ Dinh, Bao Vinh để tránh lũ, dù biết phạm luật.
Theo Cục Khí tượng Bangladesh, nhiệt độ ở Dhaka trong ngày 16/4 lên tới 40,5 độ C, cao nhất trong 58 năm qua. Nhựa đường trên một số con đường đã bị chảy trong cái nóng giữa trưa.
Tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, có 6 điểm nguy cơ sạt lở đất đá, bồi đất vào nhà dân, đất ruộng và đường liên thôn do thi công tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Ngớt mưa, nước trên các sông ở tỉnh Quảng Trị đã giảm, tình trạng ngập lụt vùng hạ lưu cũng giảm. Tuy nhiên, dự báo những ngày tới mưa lớn...
Huyện Bảo Yên là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất của mưa lũ, mưa lớn kéo dài khiến các suối, khe nước tiêu thoát không kịp, dâng cao gây ngập úng và sạt lở nhiều điểm.
Cơn mưa lớn đầu mùa kèm gió giật mạnh vào chiều tối 24-4 tại Tiền Giang đã làm sập, tốc mái 83 căn nhà, hàng trăm cây ăn trái ngã đổ, thiệt hại hơn 1,6 tỉ đồng.
Tin tức 24h : Xuất hiện vùng áp thấp gần biển Đông, có thể mạnh dần lên; 4 người khảo sát điện gió bị công an mời làm việc về...
Ngày 9.8, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, sông suối khu vực tỉnh Lào Cai và Yên Bái sẽ xuất hiện một đợt lũ...
Trác Châu (tỉnh Hà Bắc), thành phố lân cận thủ đô Bắc Kinh với dân số thường trú khoảng 600.000 người, đã trở thành khu vực bị lũ lụt tàn phá nặng nề nhất Trung Quốc sau nhiều ngày mưa lớn.