Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 13.400 tỉ đồng để xử lý 63 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm với tổng chiều dài 240km.
Thông tin được đưa ra tại hội nghị "Đánh giá mức độ sạt lở bờ sông, bờ biển 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long", diễn ra ngày 17-8 ở tỉnh Tiền Giang.
Năm tỉnh được đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Long An.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết hiện nay tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày một gia tăng cả về số điểm, quy mô, tốc độ và phạm vi.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến nay các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134km. Trong đó có 281 điểm với 528km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần phải xây dựng công trình để bảo vệ.
Để đầu tư xây dựng công trình khắc phục, phòng chống tại các điểm sạt lở nói trên cần khoảng 13.400 tỉ đồng. Đây là một số tiền đầu tư rất lớn, vượt quá khả năng tự chủ của các địa phương. Hầu hết các tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng hết nguồn vốn dự phòng để khắc phục những điểm sạt lở cấp bách.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Lâm - phó chủ tịch UBND tỉnh Long An - cho biết năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 8 điểm sạt lở. Đến nay có 14 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở, cần được đầu tư. Trong đó, tỉnh đã sử dụng nguồn vốn địa phương để khắc phục một phần các điểm sạt lở. Còn 2 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần nguồn vốn lớn để khắc phục là điểm sạt lở tại thị xã Kiến Tường và điểm sạt lở trên sông Cần Giuộc cần sự hỗ trợ từ trung ương.
"Hai điểm sạt lở này cần nguồn vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng nên trước mắt chúng tôi đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra các giải pháp tạm thời để đảm bảo an toàn tính mạng, duy trì việc đi lại cho người dân", ông Lâm nói.
Các tỉnh còn lại như Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh… cũng có hàng trăm điểm sạt lở cần trung ương hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng để khắc phục.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - cho biết hiện nay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh cũng rất nghiêm trọng và tỉnh đã bố trí kinh phí để xử lý các điểm sạt lở vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 10 vị trí lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng cần phải đầu tư khẩn cấp với tổng chiều dài khoảng 24,971km, nhu cầu đầu tư khoảng 2.802 tỉ đồng.
"Trước mắt để ứng phó với các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, thiên tai gây ra, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, đồng thời để đạt mục tiêu dự án, Sở NN-PTNT tham mưu UBND tỉnh Tiền Giang trình Bộ NN-PTNT xem xét, trình Thủ tướng và các bộ ngành trung ương hỗ trợ nguồn vốn dự phòng và nguồn tăng thu để triển khai thực hiện khẩn cấp 6 dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nghiêm trọng với tổng kinh phí 1.020 tỉ đồng", ông Vĩnh đề xuất.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định muốn phòng chống sạt lở thì cần phải có đề án cụ thể cho toàn vùng, chứ không đầu tư theo kiểu sạt đâu kè đó.
"Sau khi khảo sát thực tế, lắng nghe các địa phương đề xuất các giải pháp thì đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp và trình Chính phủ để xin ý kiến", ông Hiệp nói.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị chủ đầu tư chấn chỉnh nhà thầu thi công dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
Ngày 13/8, đoàn công tác Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do bà Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội làm trưởng đoàn đã đến xã Lao Chải và xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại.
Mưa lớn, lũ lụt ở Hàn Quốc trong tuần qua làm 33 người chết, trong đó có 7 người chết đuối trong đường hầm ở thị trấn Osong, tỉnh Bắc Chungcheong.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng sửa chữa, khắc phục ngay những hư hỏng nhỏ của các đập, hồ chứa...
Các chuyên gia địa chất hàng đầu Việt Nam đã có mặt và đang bắt tay làm việc, xác định nguyên nhân sụt lún, sạt lở ở trên địa bàn...
Nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã phản ánh tình trạng ngập cục bộ tại các nhà máy khi mùa mưa đến.
Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay khiến hàng chục tuyến phố ở trung tâm TP Vinh, huyện Can Lộc ngập 25-50 cm, gây ách tắc, nhiều xe chết máy giữa đường.
Các địa phương ở Lâm Đồng đã thành lập các tổ công tác nhằm nắm bắt, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở đất để bảo đảm an...
Chiều 15-5, cơn mưa lớn nhất từ đầu năm đến nay khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập, bên cạnh đó, mưa đúng giờ tan tầm nên giao thông TP.HCM hỗn loạn, hàng ngàn người đi làm về bị kẹt xe khắp nơi.