Những ngày hè nhiều bệnh viện tiếp nhận các nạn nhân tai nạn sông, biển trong tình trạng say xỉn.
Nhiều người có sở thích nguy hại "nhậu say rồi đi tắm biển" vì cho rằng ngâm mình trong nước và bơi lội sẽ giúp "tỉnh người".
Ông Nguyễn Quốc Vinh - đội trưởng đội cứu hộ các bãi biển du lịch Đà Nẵng - cho biết đa số những người quá chén rồi xuống tắm biển thường phớt lờ cảnh báo trên loa phát thanh. Bất chấp sự nhắc nhở của nhân viên cứu hộ, họ cố bơi vào khu vực có biển cảnh báo rồi gặp nạn bởi các dòng chảy xa bờ.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Việt - phó trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Đà Nẵng - cho biết rượu bia làm suy giảm khả năng về trí tuệ và thể chất, giảm khả năng kiểm soát bản thân và ra quyết định. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, việc tiếp xúc với nắng và nhiệt độ cao có thể làm tăng thêm những tác dụng này, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bị thương trên mặt nước, trên đường hoặc ngoài trời.
"Rượu bia làm giảm phản xạ nuốt, tăng nguy cơ đuối nước khi gặp khó khăn trong nước. Rượu cũng làm giảm sự cân bằng, phản ứng, khiến người ta có hành vi mạo hiểm hơn", bác sĩ Việt lưu ý.
Bác sĩ Dương Bảo Thạnh - trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng - cảnh báo sử dụng bia rượu khi bơi lội rất nguy hiểm bởi người say mất khả năng điều hòa thăng bằng nên dễ đuối nước. Có thể trước khi xuống nước bệnh nhân chưa thực sự say, nhưng khi bơi, rượu tiếp tục hấp thu, gây tình trạng buồn ngủ và đuối nước.
Người say rượu mất khả năng đều hòa thân nhiệt nên rất dễ bị hạ thân nhiệt quá mức dẫn đến đột tử nếu bơi quá lâu trong đều kiện nhiệt độ nước biển thấp (như ban đêm). Người say rượu dễ nôn ói khi bơi dẫn đến sặc chất nôn và nước vào phổi, gây suy hô hấp cấp.
Bác sĩ Thanh cho hay: "Dùng bia rượu là nguyên nhân dẫn đến 20 - 50% ca tử vong do đuối nước mỗi năm, thực tế có thể cao hơn. Nếu được sơ cứu kịp thời vẫn có thể xuất hiện hàng loạt biến chứng nghiêm trọng trên hệ hô hấp, tuần hoàn và thần kinh trung ương, tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề".
Trước vấn đề nợ lương kéo dài gây bức xúc cho đội ngũ Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam, tỉnh này phải cấp ngân sách 7 tỉ đồng giải cứu.
Nước sinh hoạt do công ty cung cấp cho người dân xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) đục không khác gì nước ruộng.
Ông Đinh Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, vừa được điều động kiêm nhiệm phụ trách Bệnh viện Phụ sản trung ương.
Đi bệnh viện, ngoài chi phí 'cứng' tiền khám và xét nghiệm, hầu hết người bệnh còn phải trả một khoản tiền lớn cho việc mua thuốc, sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng. Nhiều toa thuốc bất hợp lý, quá nhiều món 'hỗ trợ'.
bài viết cung cấp thông tin về ung thư đầu và cổ, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dinh dưỡng. bài viết cũng đề cập đến các liên kết hữu ích để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.
Mới đây, một phụ nữ tại tỉnh Nghệ An đã không may tử vong sau khi ăn châu chấu rang, bệnh nhân được chẩn đoán nghi do sốc phản vệ nặng.
Ngày 12-7, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang cho biết vừa kịp thời cứu một cụ ông bị rơi nắp chai dầu trong cổ.
Trong tuần mới nhất, TP.HCM có 63 ca sốt phát ban nghi ngờ, trong đó có 25 ca sởi xác định.
Nhiều người dù đã đăng ký hiến tạng nhưng sau khi qua đời không thể như mong muốn vì không được sự đồng ý của gia đình, người thân.