Mới đây, một phụ nữ tại tỉnh Nghệ An đã không may tử vong sau khi ăn châu chấu rang, bệnh nhân được chẩn đoán nghi do sốc phản vệ nặng.
Cụ thể, khoảng 17h ngày 14-8, chị N.T.N. (28 tuổi, Nghệ An) cùng một số người rang châu chấu để ăn. Khi chị N. mới ăn được một con châu chấu nhưng có dấu hiệu bị ngứa, khó thở nên nhanh chóng đến Trạm y tế xã Nghĩa Long (tỉnh Nghệ An) để thăm khám.
Sau đó, chị N. được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên chị N. đã tử vong.
Kết quả chẩn đoán của chị N. nghi bị sốc phản vệ nặng.
Mặc dù đĩa châu chấu rang có nhiều người ăn nhưng mình chị N. có dấu hiệu như trên.
Bác sĩ Trần Thiên Tài - trưởng đơn vị dị ứng, miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết những loại côn trùng phổ biến hiện nay là nhộng, dế, ve sầu, châu chấu… được người dân rất ưa chuộng và thường được lựa chọn làm món ăn.
Đã có nhiều trường hợp sau khi ăn một số loại côn trùng này đã phải nhập viện là do xảy ra tình trạng ngộ độc và dị ứng.
Dị ứng đây là phản ứng quá mức bất thường của hệ miễn dịch, cơ thể sản xuất ra các kháng thể để chống lại với các dị nguyên có trong các loài côn trùng.
Cơ chế là do ở một số loài côn trùng có các protein mà các protein này được xem là yếu tố lạ đối với cơ thể, đặc biệt là với những người có cơ địa dị ứng.
Như trong loài nhộng, người ta đã nghiên cứu và nhận thấy có một loại protein là Bomb m1 đóng vai trò là dị nguyên chính gây ra dị ứng.
Triệu chứng lâm sàng của dị ứng diễn ra nhanh chóng từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn, với biểu hiện từ mức độ nhẹ như ngứa da, nổi mày đay, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Tuy nhiên nếu đến mức độ nặng là sốc phản vệ sẽ bao gồm tụt huyết áp, trụy mạch, rối loạn ý thức, hôn mê mà nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
Bác sĩ Trần Thiên Tài nhấn mạnh đối với những người có cơ địa dị ứng như đã có tiền sử dị ứng với thức ăn, thuốc thì nguy cơ dị ứng khi ăn những món chế biến từ côn trùng là cao hơn người bình thường, vì vậy cần phải đặc biệt lưu ý.
Tóm lại, với những món ăn được xem là “độc lạ” có nguồn gốc từ côn trùng thì người sử dụng phải hết sức cảnh giác, vì có nguy cơ dẫn tới ngộ độc hoặc xảy ra phản ứng dị ứng nguy hiểm cho tính mạng.
Lời khuyên là trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn, kể cả ngộ độc hay dị ứng thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.
Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.