Đó là yêu cầu được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh tại lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường.
Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường năm 2024 hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" và Ngày Đại dương thế giới (8-6) với chủ đề "Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương" do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 10-6, tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngày Môi trường thế giới 2024 đã được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa".
Chủ đề được lựa chọn xuất phát từ thực tế hiện nay có 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu.
Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050.
Tại Việt Nam, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dòng chảy trên các sông, hồ chứa khu vực Bắc Bộ phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 30 - 60%, trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt 25 - 50%.
Hiện tượng El Nino kết hợp với nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông ở mức thấp và hiện tượng triều cường đã làm nghiêm trọng hơn tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, các đợt xâm nhập mặn vào sâu 40 - 66km, có nơi sâu hơn, như Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70 - 76km.
Ngoài ra, Việt Nam hiện có trên 11,8 triệu ha, chiếm 35,74% tổng diện tích đất tự nhiên chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa nguy cơ dẫn tới sa mạc hóa.
Tình trạng này vẫn đang tiếp tục gia tăng và sẽ ảnh hưởng lớn đối với ngành nông nghiệp của nước ta.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đề nghị thực hiện ngay 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, triển khai hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển, đảo; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính; quản lý chất lượng môi trường đất, quản lý tối rác thải nhựa đại dương;
Nâng cao trữ lượng các bon thông qua bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng; tăng cường công tác quản lý tín chỉ các bon.
"Đặc biệt, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội" - ông Khánh nhấn mạnh.
Tăng cường điều tra đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…; đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường.
Thứ hai, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng biển ven bờ; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển, ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền, giảm thiểu rác thải nhựa.
Tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới; khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển.
Thứ ba, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, các đối tác và tổ chức quốc tế và khu vực về biển và đại dương trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, các quốc gia trên lưu vực sông, tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn nguồn nước, an toàn hàng hải, góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể, thiết thực ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân.
Tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, có 6 điểm nguy cơ sạt lở đất đá, bồi đất vào nhà dân, đất ruộng và đường liên thôn do thi công tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Sau mưa lại thấy cảnh nước ngập lênh láng khắp nơi, cống bung, đường nứt. Đây không phải câu chuyện mới ở khu Đông TP.HCM. Với địa hình cao nhưng ngập vẫn xảy ra, do đâu?
Theo Cục Khí tượng Bangladesh, nhiệt độ ở Dhaka trong ngày 16/4 lên tới 40,5 độ C, cao nhất trong 58 năm qua. Nhựa đường trên một số con đường đã bị chảy trong cái nóng giữa trưa.
Ông Hoàng Tuấn Công - người đăng tải các clip liên quan sự việc 2 học sinh đứng ở cổng Trường THCS Trần Mai Ninh (TP. Thanh Hóa) gập người cúi chào thầy cô giáo ra, vào trường trong ôtô con dưới trời giá rét đã trả lời Báo Lao Động rõ ràng về vụ việc.
Ngày 9.8, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, sông suối khu vực tỉnh Lào Cai và Yên Bái sẽ xuất hiện một đợt lũ...
Sóc Trăng - Một vụ sạt lở bờ sông vừa xảy ra tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú. Chiều dài phần sạt lở khoảng 45m và ăn sâu...
Sau 2 năm 'đắp chiếu', đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua núi Bà Hỏa bị sạt lở cách đây hơn 2 năm đã xử lý sắp xong. Ấn tượng nhất là việc dùng lới thép bọc một phần ngọn núi để chống sạt lở.
Liên quan đến vụ sạt lở đất kinh hoàng khiến 2 người chết ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 1/7, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ban hành văn bản gửi các phòng, ban và đơn vị liên quan phối hợp, xử lý vụ sạt lở tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phường 10. Trong văn bản, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan quán triệt cán bộ, công chức, viên chức không rời thành phố, nghiêm túc chấp hành yêu cầu triệu tập của cơ quan...
Bạc Liêu chuẩn bị trùng tu chiếc đồng hồ đá độc nhất Việt Nam; Sóc Trăng bơm nước cứu hàng nghìn ha lúa bị hạn mặn; Bắt nguyên Giám đốc...